Phát kiến địa lý là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 – 16.
Tiến trình của nhân loại đã cho ta thấy nhiều con đường để có thể giao lưu cũng như tiếp xúc văn hóa như chiến tranh, truyền giáo, thương mại,… Nhưng trên hết, các cuộc phát kiến địa lý cũng đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa trở nên dễ dàng hơn. Con đường này thường được biết đến với cái tên là “con đường thám hiểm, du hành”. Phát kiến địa lý là gì?
Phát kiến địa lý là gì?
– Phát kiến địa lý là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 – 16.
– Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, đá quý,…. ngày càng tăng đã khiến những kẻ phiêu lưu, khát khao quyền lực và của cải ở Tây Âu muốn tìm những con đường mới sang phương Đông mà không phải đi qua vịnh Ba Tư đã bị người Thổ Nhĩ Kì ngăn chặn.
– Sau các cuộc phát kiến địa lý, các cuộc cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng tư sản, một số nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan nổi lên như các đế quốc siêu cường, những kẻ chinh phục mạnh nhất và có ảnh hưởng lớn nhất.
– Trong một loạt các cuộc chiến diễn ra vào thế kỷ XVII và XVIII, Anh quốc nổi lên là siêu cường đầu tiên và mạnh nhất của thế giới. Nó là một đế quốc trải rộng khắp quả đất, có lúc đã kiểm soát gần một phần tư bề mặt lục địa thế giới, trên đó “mặt trời không bao giờ lặn”.
– Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong công cuộc phát kiến địa lý, đã có một thời thịnh vượng nhờ mối giao lưu thương mại với phương Đông, chiếm đất khai phá thuộc địa và buôn bán nô ệ ở Trung Nam Mỹ, Châu Mỹ và Châu Phi. Nhưng sau vài thế kỷ, cả hai nước đều dần lùi về sau sự phát triển nhanh chóng chỉa Hà Lan, Anh và nhiều nước Âu Mỹ khác.
Điện kiện của các cuộc phát kiến địa lý
Để hiểu rõ hơn về Phát kiến địa lý là gì? cần nắm được điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý như sau:
– Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm.
Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. Vào thời điểm đó, khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
– Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.
– Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.
– Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.
Những cuộc phát kiến địa lý
Phát kiến địa lý là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, những cuộc phát kiến địa lý gồm:
– Xuất phát từ niềm tin Trái Đất hình cầu nên trong khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đi sang hướng Đông thì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha lại đi sang hướng Tây để tìm con đường mới sang châu Á. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
– Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 – 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
– Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? – 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
– Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? – 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
– Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Tác động của các cuộc phát kiến địa lý
Phát kiến địa lý là gì? những cuộc phát kiến địa lý cũng đem lại những tác động tích cực và tiêu cực nhất định.
– Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển; mở rộng thị thường; thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu; đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, tuyến đường mới,..
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
– Tác động tiêu cực
Làm nảy sinh quá trình biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và buôn bán nô lệ cho nhân dân dân các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.
Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
– Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI – XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
– Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ. Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.