Quy định pháp luật về việc đền bù cho khách hàng khi ngân hàng phá sản

        Theo quy định hiện hàng khi một tổ chức tín dụng phá sản thì khách hàng sẽ được bảo vệ một số quyền lợi hợp pháp về việc gửi tiền vào ngân hàng.

        Từ đó dẫn đến một số vấn đề như: Người gửi tiền được đền bù bao nhiêu? Hạn mức bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu là bao nhiêu?

1. Bảo Hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Trong đó:

        Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

        Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

          Về Tiền gửi: Tiền gửi là tiền của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng dưới cách thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các cách thức tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả trọn vẹn tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

2. Người gửi tiền trong ngân hàng sẽ được đền bù bao nhiêu?

Khi một ngân hàng thông báo phá sản người gửi tiền trong ngân hàng luôn lo lắng và hoang mang khi không biết mình có thể nhận lại toàn bộ số tiền gửi được không và được đền bù bao nhiêu tiền? Vậy gtrong tình hình khó khăn như thế ngân hàng sẽ giải quuyeest tiền cho người gửi tiền thế nào hãy đọc những thông tin dưới này !:

       Có thể thấy, khi mua bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức khi ngân hàng phá sản.

        Khi mua bảo hiểm tiền gửi, nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức. Trước đây, hạn mức này là 75 triệu đồng, nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệu đồng.

         Tuy nhiên, tại Quyết định 32/2021/QĐ – TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm thì số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

         Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12/12/2021.

         Vì vậy, từ ngày 12/12/2021, nếu bạn gửi tiền mà ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

3. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu là bao nhiêu?

         Do ngân hàng được phép phá sản, nên để giảm thiểu rủi ro cho người gửi, Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 yêu cầu các ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

         Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

  1. Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 22 luật bảo hiểm tiền gửi 2012 thì phí bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:

  1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
  3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
  5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

         Tiền gửi nào được bảo hiểm và tiền gửi nào không được bảo hiểm? các bạn đã biết qua chưa. Nếu chưa thì hãy xem chi tiết bên dưới !!

         Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới cách thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các cách thức tiền gửi khác theo hướng dẫn của pháp luật. Căn cứ theo Điều 18 luật bảo hiểm tiền gửi 2012

         Và tiền gửi không được bảo hiểm căn cứ theo Điều 19 luật bảo hiểm tiền gửi 2012 bao gồm:

  1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
  2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
  3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

         Trên đây là các quy định được mình khái quát lại cho mọi người cân nhắc !. luôn theo dõi để biết thêm nhiều quy định mới !!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com