Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận, trong một bài văn có thể có một luận điểm chính thức và các luận điểm phụ.
Qua bài Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận sẽ giúp các em học sinh nắm rõ hơn về những đặc điểm trong văn bản nghị luận hiểu được một bài văn nghị luận có cần có luận điểm, luận cứ và cách lập luận như thế nào để làm tốt hơn bài văn nghị luận.
Đặc điểm chung của văn bản nghị luận
Trước khi Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận cần nắm được các đặc điểm của văn bản nghị luận như sau:
– Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính thức và các luận điểm phụ.
– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nê r dưới hình thức câu khẳng định hay phủ đinh, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
– Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
– Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm, lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.
Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
Văn bản nghị luận văn học là một dạng văn bản trong đó tác giả sử dụng các lập luận và phân tích để thuyết phục độc giả về các quan điểm về văn học. Văn bản này có những đặc điểm sau:
– Tính chất nghệ thuật: Văn bản nghị luận văn học có tính chất nghệ thuật, trong đó tác giả sử dụng ngôn ngữ và các kỹ thuật văn học để thể hiện quan điểm của mình.
– Phân tích văn học: Văn bản nghị luận văn học thường bao gồm các phân tích về các tác phẩm văn học, bao gồm cả cấu trúc, ngôn ngữ và ý nghĩa của chúng.
– Tầm quan trọng của tác phẩm: Tác giả văn bản nghị luận văn học thường đưa ra các lập luận để chứng minh tầm quan trọng của một tác phẩm văn học, bao gồm cả ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tầm quan trọng trong văn học.
– Phân tích nhân vật: Tác giả văn bản nghị luận văn học cũng thường phân tích các nhân vật trong tác phẩm văn học và giải thích ý nghĩa của chúng trong tác phẩm.
– Tư duy phản biện: Tác giả văn bản nghị luận văn học cần thể hiện tư duy phản biện và khả năng xem xét các quan điểm khác nhau, bao gồm cả những quan điểm mâu thuẫn với quan điểm của mình.
– Sự khách quan: Tác giả văn bản nghị luận văn học cần phải thể hiện sự khách quan và cân nhắc các quan điểm và bằng chứng từ các nguồn khác nhau để đưa ra lập luận của mình.
Các loại văn bản nghị luận
Các văn bản nghị luận là những văn bản mà tác giả có mục đích thuyết phục độc giả về một quan điểm hay ý kiến của mình. Dưới đây là một số loại văn bản nghị luận phổ biến:
– Bài luận: Là một loại văn bản nghị luận, thường được yêu cầu trong học tập và thi cử. Bài luận có thể được yêu cầu về một chủ đề cụ thể hoặc để tác giả tự do lựa chọn chủ đề.
– Bài phát biểu: Đây là một loại văn bản nghị luận được thực hiện trực tiếp trước một nhóm người, với mục đích thuyết phục hoặc đưa ra quan điểm về một chủ đề cụ thể.
– Báo cáo: Là một loại văn bản nghị luận được sử dụng trong các tình huống chuyên nghiệp để đưa ra thông tin và lập luận về một vấn đề cụ thể, thường được trình bày trước một nhóm người.
– Luận văn: Là một loại văn bản nghiên cứu đòi hỏi tác giả đưa ra một quan điểm hoặc giải pháp cho một vấn đề cụ thể, thông qua các phân tích và nghiên cứu thực tế.
– Bài báo: Là một loại văn bản nghị luận được sử dụng trong ngành báo chí và truyền thông, với mục đích thuyết phục độc giả về một quan điểm hay ý kiến của tác giả.
Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận
Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận có thể tham khảo nội dung sau đây:
Luận điểm, luật cứ và lập luận
1. Luận điểm:
– Luận điểm chính: Chống nạn thất học.
– Các câu văn cụ thể hóa ý chính:
+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình…biết viết chữ Quốc ngữ.
Kết luận: Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
2. Luận cứ:
Các luận cứ:
– Nguyên nhân của việc thất học: Do chính sách ngu dân.
– Sự cần thiết của việc chống lại thất học: vì nay nước ta đã được độc lập, mọi người hiểu biết về quyền lợi của mình…
– Cách chống nạn thất học: những người đã biết dạy cho những người chưa biết chữ, người chưa biết hãy gắng sức mà học.
Từ nội dung trên thấy rằng những luận cứ đóng vai trò là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ cần phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận:
Trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”: từ tình trạng đến yêu cầu và cách chống nạn thất học.
– Vì sao phải chống lại nạn thất học?
– Chống nạn thất học để làm gì?
– Chống nạn thất học bằng cách nào?
Ưu điểm của lập luận: Chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục.
Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận ngắn nhất
1. Luận điểm
– Luận điểm trong bài viết chính là chống nạn thất học
– Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và cụ thể hóa thành những câu văn khẳng định:
+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi…biết viết chữ Quốc ngữ
– Luận điểm này thống nhất các đoạn văn thành một khối góp phần làm sáng rõ luận điểm.
– Luận điểm muốn rõ ràng thuyết phục phải:
+ Đúng đắn chân thực.
+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ
– Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học
+ Những người đã biết hãy dạy cho những người chưa biết chữ…giúp đồng bào thất học
+ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức… người làm của mình.
+ Phụ nữ lại cần phải học… ứng cử?
– Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng làm rõ, tạo sức thuyết phục cho luận điểm
Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu
3. Lập luận
– Lập luận trong bài Chống nạn thất học rõ ràng chặt chẽ, hợp lí:
+ Đoạn văn 1: Pháp với chính sách ngu dân đã lừa dối bóc lột đồng bào ta suốt bao năm qua
+ Đoạn văn 2: 95% dân số thất học như thế sao xây dựng được đất nước
+ Đoạn văn 3,4: Nêu luân điểm bằng 2 câu (ở hai đoạn văn)
+ Đoạn 5: Công việc của người đã biết chữ
+ Đoạn 6: Phấn đấu của người chưa biết chữ
+ Đoạn 7: Phụ nữ càng cần cố gắng để đuổi kịp nam giới
– Những luận cứ trên bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:
+ Trước đây và hôm nay.
+ Công việc của người: Đã biết chữ, chưa biết chữ, phụ nữ.
– Ưu điểm: Làm cho bài viết rõ ràng thuyết phục; lí do và biện pháp chống nạn thất học.
Bài tập liên quan về văn bản nghị luận
Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận đã được hướng dẫn ở nội dung trên, dưới đây sẽ là bài tập liên quan về văn bản nghị luận.
Bài Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội có luận điểm chính ở ngay đầu bài. Để giải quyết sáng rõ và có giá trị thực tế điều này tác giả đã đưa ra những luận cứ chủ yếu ở phần thân bài với rất nhiều các hiểu hiện khác nhau, cách lập luận có:
– Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn thói quen tốt và xấu.
– Thân bài: Đưa ra những dẫn chứng về thói xấu với thái độ phê phán.
+ Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu….
+ Vứt rác bừa bãi là thói quen xấu tệ hại.
– Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.
Nhận xét: Tất cả những điều trên đã tạo cho bài viết ngắn gọn, giản dị, có sức thuyết phục.
Trên đây là bài viết liên quan đến Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận trong chuyên mục Văn học được Luật LVN Group cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luatlvn.vn để có thêm thông tin chi tiết.