Đồng chí được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.
Đồng chí là trong các tác phẩm tiêu biểu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9. Nội dung tác phẩm tiêu biểu cho tình cảm sâu sắc của những người lính. Độc giả quan tâm theo dõi cùng Luật LVN Group Soạn bài đồng chí để nắm rõ hơn nội dung tác phẩm.
Tác giả
Chính Hữu (Sinh năm 1926 – mất năm 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc, Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ông làm thơ từ năm 1947, đa số các tác phẩm đều viết về hai đối tượng là chiến tranh và người lính.
Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Một số tác phẩm đặc sắc của ông gồm: Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966) Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997) Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
Tác phẩm
Đồng chí được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.
Bài thơ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bố cục
Bài thơ có thể chia bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình đồng chí.
Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
Soạn bài Đồng chí
Câu 1:
Dòng thứ bảy của bài thơ có điều đặc biệt là: Dòng thơ chỉ có hai tiếng “Đồng chí” và dấu chấm cảm (!). Dòng thơ rất ngắn gọn, chỉ chưá 2 từ. Câu thơ như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
Mạch cảm xúc trước và sau dòng thơ này được triển khai như sau:
+ Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.
+ Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Câu 2:
Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng là:
+ Những người lính từ những miền quê nghèo khó hội tụ về chung đơn vị: Anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua” còn “tôi” từ miền “đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau và “đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái “nghèo”
+ Sự chia sẻ hoàn cảnh chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu, sự đồng cảm trước những thiếu thốn về vật chất trong quá trình chiến đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu..
+ Những người lính có chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. Họ cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.
→ Cơ sở hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ việc chung hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh chiến đấu, sự sẻ chia, đồng cảm thiếu thốn vật chất trong chiến đấu.
Câu 3:
Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng trong bài thơ và phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết đó, hình ảnh đó:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ ⇒ Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau, cùng đắp chung chiếc chăn với nhau, sẻ chia cho nhau.
Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí. Đó là sự cảm thông sâu xa của những tâm tư nỗi lòng của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Hình ảnh của những người lính cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính như:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá,
Miệng cười buốt giá,
Chân không giày”.
Câu 4:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Những câu thơ gợi cho em thấy được rõ nét nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Những người đồng chí đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…
Bên cạnh đó hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.
Câu 5:
Theo em tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì trước hết là để chỉ những người cùng chung một đơn vị nhưng họ gắn bó với nhau, cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lý tưởng, cùng vượt qua khó khăn. Nội dung toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.
Câu 6:
Qua bài thơ Đồng chí em có cảm nhận hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp:
– Họ có xuất thân từ những người nông dân nghèo khó, nhưng có tinh thần yêu nước sâu sắc.
– Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
– Dù trong khó khăn, gian khổ nhưng vẫn sáng ngời tinh thần lạc quan, chủ động đương đầu với kẻ thù.
Trên đây là chia sẻ của Luật LVN Group liên quan đến nội dung Soạn bài đồng chí. Hy vọng những thông tin trên là bổ ích với độc giả quan tâm theo dõi.