Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội 2023

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra những kinh nghiệm, những bài học, câu nói hay gửi gắm vào những câu tục ngữ, thông qua đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm, lời răn dạy vô cùng ý nghĩa để áp dụng vào cuộc sống thường ngày. 

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội giúp các em nhận thức được những bài học kinh nghiệm về con người, xã hội. Từ đó biết cách vận dụng vào bài học, bên cạnh đó còn giáo dục ý thức sưu tầm, học hỏi ca dao, tục ngữ Việt Nam.

Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra những kinh nghiệm, những bài học, câu nói hay gửi gắm vào những câu tục ngữ. Thông qua đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm, lời răn dạy vô cùng ý nghĩa để áp dụng vào cuộc sống thường ngày. 

Trước khi Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội cần nắm được khái niệm tục ngữ như đã giải thích ở trên.

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội 

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội có thể tham khảo nội dung sau đây:

Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ:

1. Một mặt người bằng mười mặt của(1).

2. Cái răng, cái tóc là góc con người.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

5. Không thầy đố mày làm nên.

6. Học thầy không tày(2) học bạn.

7. Thương người như thể thương thân.

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

9. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Chú thích:

(1) Mặt người: Chỉ con người (hoán dụ); mặt của: chỉ của cải, đây là cách nói để sự so sánh thêm sinh động.

(2) Không tày: Không bằng.

Cách ví von, so sánh tăng thêm sự sinh động. Không tày có nghĩa là Không bằng

Câu 2 trang 12 Ngữ văn 7 tập 2

Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:

a) Nghĩa của câu tục ngữ

b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện

c) Nêu một số trường hợp cụ thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu)

STT a) Nghĩa của câu b) Giá trị kinh nghiệm c)Trường hợp ứng dụng
(1) Con người quý hơn của cải Đề cao giá trị con người – Giáo dục: Là triết lí đúng đắn. Phê phán thái độ sống sai lầm.

– An ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản.

(2) Răng, tóc thể hiện hình thức, tính nết con người Cần biết chăm chút từng yếu tố nhỏ Trong cách sống xuề xòa
(3) Dù nghèo khổ vẫn sống trong sạch, lương thiện Nghèo khó vẫn phải giữ gìn nhân cách giáo dục lối sống, trong pháp luật
(4) Phải học nhiều điều trong cuộc sống Cần học các hành vi ứng xử Khi có suy nghĩ, cách sống chưa chín chắn
(5) Sự quan trọng của người thầy Đề cao vị thế người thầy Thầy dạy phải phù hợp. Biết tôn trọng, biết ơn thầy
(6) Học bạn là cách học hiệu quả Đề cao việc học bạn Khi chọn cách học
(7) Con người phải biết yêu thương lẫn nhau Lòng thương yêu đồng loại là cao quý Trong ứng xử người với người, trong giáo dục
(8) Luôn biết nhớ ơn người giúp đỡ Lòng biết ơn là đáng quý Giáo dục nhân cách sống
(9) Khi đoàn kết, việc khó khăn trở nên dễ dàng Đoàn kết là yếu tố tạo nên sức mạnh Khi cuộc sống thiếu tinh thần đồng đội

Câu 3* trang 13 Ngữ văn 7 tập 2

So sánh hai câu tục ngữ sau:

– Không thầy đố mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.

Trả lời: So sánh hai câu tục ngữ:

+ Trong hai câu tục ngữ trên một câu đề cao vai trò người thầy, một câu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn.

+ Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi dễ trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.

Ví dụ tương tự:

– Máu chảy ruội mềm (đề cao tình ruột thịt).

– Bán anh em xa mua láng giềng gần (đề cao tình hàng xóm)

Câu 4 trang 13 Ngữ văn 7 tập 2

Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc đuểm sau trong câu tục ngữ:

– Diễn đạt bằng so sánh.

– Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ.

– Từ và câu có nhiều nghĩa.

Đặc điểm tục ngữ:

– Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):

Một mặt người bằng mười mặt của

Học thầy không tày học bạn

Thương người như thể thương thân

– Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9):

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Quả – chỉ thành quả lao động, ăn quả – chỉ người hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây)

Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

– Từ và câu có nhiều nghĩa (câu 2, 3, 4, 5):

+ Cái răng, cái tóc là góc con người (không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung)

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở (chỉ cách ứng xử nói chung)

+ Không thầy đố mày làm nên.

Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội ngắn nhất

Câu 1: (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2) Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

(1) Một mặt người bằng mười mặt của.

Nghĩa là con người quý hơn tiền bạc.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Đề cao giá trị con người.

Ứng dụng câu tục ngữ này trong trường hợp muốn phê phán những người coi trọng của cải, vật chất hơn con người; an ủi, động viên trong trường hợp “của đi thay người”; xã hội phải luôn quan tâm đến quyền con người.

(2) 

Cái răng, cái tóc và góc con người.

Nghĩa là: Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, thể hiện tính nết con người.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Phải biết chăm chút từng chút những bộ phận thể hiện hình thức con người.

Ứng dụng câu tục ngữ: Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải luôn biết giữ gìn răng, tóc cho đẹp, cho mềm mại. Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân ta.

(3)

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Nghĩa của câu: Dù có khó khăn về vật chất nhưng vẫn phải sống trong sạch, lương thiện, không được làm điều xấu.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải giữ gìn cho nhân cách cao đẹp.

Ứng dụng câu tục ngữ: Giáo dục lòng tự trọng của con người.

(4)

 Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Nghĩa của câu: Cần phải học cách ăn, cách nói, học cách giao tiếp với người khác sao cho đúng chuẩn mực.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Mỗi chúng ta, ai cũng đều phải học cách ứng xử, giao tiếp sao cho đúng văn hóa, chuẩn mực.

Ứng dụng câu tục ngữ: Cần phải khéo léo trong cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh, biết được khi nào thì nên nói và khi nào thì nên im lặng.

(5)

Không thầy đố mày làm nên.

Nghĩa của câu: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Đề cao vị thế của người thầy trong việc giáo dục nhân cách và đạo đức con người.

Ứng dụng của câu tục ngữ: Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, có thêm nhiều kiến thức, thành công trong cuộc sống. Phải biết ơn, tôn trọng những người thầy đã dạy dỗ mình.

(6)

Học thầy không tày học bạn.

Nghĩa của câu: Học thầy không bằng học bạn.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Đề cao việc học, tiếp thu kiến thức bằng nhiều cách, ngoài việc học ở thầy giáo, cô giáo, cần phải học ở những người bạn, mọi người xung quanh.

Ứng dụng của câu tục ngữ: Học hỏi ở bạn bè trong lớp, những người có kiến thức, có hiểu biết hơn mình.

(7)

Thương người như thể thương thân.

Nghĩa của câu: Khuyên con người nên biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn.

Ứng dụng của câu tục ngữ: Nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

(8)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nghĩa của câu: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải biết ơn, nhớ đến người xây dựng, tạo ra thành quả đó.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Phải biết ơn những người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả mà mình được hưởng ngày hôm nay.

Ứng dụng của câu tục ngữ: Nói về việc đền ơn đáp nghĩa và lòng biết ơn.

(9)

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghĩa của câu: Những việc lớn, việc khó khăn, nếu có sự kết hợp lại của nhiều người thì chắc chắn sẽ thành công.

Giá trị kinh nghiệm được thể hiện: Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

Ứng dụng của câu tục ngữ: Nhắc nhở mỗi người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc, tránh lối sống cá nhân.

Câu 3:

So sánh hai câu tục ngữ:

Không thầy đố mày làm nên.

Và:

Học thầy không tày học bạn.

Hai câu tục ngữ trên đều nói về mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu, học hỏi từ bạn bè, từ những người xung quanh.

Hai câu này đọc lên tưởng chừng như đối lập nhau nhưng thực tế lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu đều đề cao việc học, chỉ có việc học, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài. Đặc biệt, phải biết kết hợp việc học trên lớp với học ngoài xã hội, học từ bạn bè, từ mọi người xung quanh.

Câu 4:

Những giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

– Diễn đạt bằng so sánh: Câu 1,6,7

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi” (người – mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Những cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ và khả năng chuyển tải ý tưởng dễ dàng.

– Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: Câu 8,9

+ Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: Từ quả – cây, nghĩa đen chuyển sang “thành quả” và người có công giúp đỡ, sinh thành.

+ Cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó,… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển những ý tưởng cần nêu.

– Từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc: Không những chỉ bộ phận răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung, những yếu tố thể hiện nhân cách, phẩm chất con người.

+ Đói, rách: không những chỉ hoàn cảnh đói, rách mà còn chỉ những khó khăn, những thiếu thốn về vật chất nói chung

+ Ăn, nói, gói, mở: Ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

+ Quả, kẻ trồng cây, cây, non,… cũng là những từ có nhiều nghĩa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com