Thổ nhưỡng là gì? 2023

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì, độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thổ nhưỡng được đặc trưng bởi 2 thành phần chính gồm thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

Câu hỏi: 

Thổ nhưỡng là gì?

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp

Đáp án đúng B.

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì, độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thổ nhưỡng được đặc trưng bởi 2 thành phần chính gồm thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

– Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

– Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

– Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất, người ta thường đánh giá những tiêu chí cụ thể sau của thổ nhưỡng gồm:

+ Khả năng đất đó có thể cung cấp đủ nước, nhiệt độ và không khí không.

+ Khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho thực vật.

– Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi 2 thành phần chính gồm: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, nó gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ với kích thước to nhỏ không đồng đều nhau.

+ Thành phần hữu cơ: Chiếm một tỷ lệ nhỏ trọng lượng của đất. Nó tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất và có màu xám thẫm hoặc đen.

– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thổ nhưỡng

+ Đá mẹ: Vai trò của chúng là cung cấp chất vô cơ cho đất. Do đó chúng quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí – hóa của đất.

+ Sinh vật: Sinh vật là yếu tố Đóng vai trò chủ đạo, quyết định đến việc hình thành đất. Nhờ có sinh vật mà đất có được độ phì. 

+ Địa hình và thời gian: Địa hình là yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày. Ngoài ra địa hình còn góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Thời gian là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.

+ Con người: Yếu tố cuối cùng hình thành nên tính chất thổ nhưỡng đó chính là con người, chính sự hoạt động sản xuất của con người mà đất dần biến đổi tính chất so với tính chất nguyên sơ ban đầu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com