Khi bắt gặp đề kiểm tra hay các bài thi liên quan đến tác phẩm Trao duyên có rất nhiều bạn băn khoăn không biết nên bắt đầu phần Mở bài trao duyên như thế nào cho hợp lí và thu hút người đọc, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.
Khi bắt gặp đề kiểm tra hay các bài thi liên quan đến tác phẩm Trao duyên có rất nhiều bạn băn khoăn không biết nên bắt đầu phần Mở bài trao duyên như thế nào cho hợp lí và thu hút người đọc mà vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của đề.
Mở bài trao duyên số 1
Nhắc đến Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến “Truyện Kiều” tác phẩm kiệt tác văn chương của nền văn học Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Bởi những giá trị to lớn của tác phẩm mang lại mà tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu.
Một trong những đoạn trích hay và đặc sắc thể hiện rõ hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là đoạn trích “Trao duyên”. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa một cách chân thực, rõ nét tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong từng phân cảnh, để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.
Mở bài trao duyên số 2
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm quen thuộc ghi lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả qua bao thế hệ. Với nhiều trích đoạn hay và đặc sắc, trong đó phải kể đến Trao duyên.
Đoạn trích “Trao duyên” là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
Mở bài trao duyên số 3
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Du độc giả sẽ nhớ ngay đến “Truyện Kiều” – kiệt tác văn chương của nhân loại. Những tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và thiên “Truyện Kiều” nói riêng đã đóng góp một phần quan trọng đối với nền văn học, văn hóa nước nhà. Trong đó đoạn trích Trao duyên được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
Đoạn trích được trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
Mở bài trao duyên số 4
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị to lớn, trong số đó truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học nước nhà và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Truyện Kiều có nhiều trích đoạn hay và đưa vào sử dụng trong chương trình Ngữ văn, trong đó có trích đoạn Trao duyên. Đoạn trích đã khắc họa những tâm trạng đớn đau, giằng xé của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng để làm trọn chữ “tình”.
Mở bài trao duyên số 5
Nguyễn Du là nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam. Thông qua kiệt tác “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã tái hiện đầy chân thực hình ảnh một xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX mục nát, bất công đã chèn ép, đùn đẩy con người đến bước đường cùng.
Trong số các đoạn trích đặc sắc của Kiều phải kể đến trao duyên. “Trao duyên” là đoạn trích đặc sắc trong Truyện Kiều nói về tình yêu sâu nặng cũng như bi kịch số phận của Kiều trước biến cố cuộc đời.
Mở bài trao duyên số 6
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Có thể nói Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Tài năng ấy của ông được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Truyện Kiều”, tiêu biểu nhất là ở đoạn trích “Trao duyên”.
Đoạn trích được trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đoạn trích này đã thể hiện những tâm trạng, cung bậc cảm xúc của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân “chắp mối tơ thừa” với Kim Trọng.
Mở bài trao duyên số 7
Nguyễn Du là một ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam, ông còn là bậc thầy trong cả việc miêu tả nội tâm nhân vật. Qua đoạn trích “Trao duyên”, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự vu oan của thằng bán tơ. Cha và em trai bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn, nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà, ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh. Thúy Kiều đã cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
Trên đây là nội dung Mở bài Trao duyên hay và ngắn gọn nhất. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Chúc Quý bạn đọc có thể tìm cho mình được một mẫu mở bài ấn tượng. Xin cảm ơn.