Ăn ốc nói mò là câu thành ngữ để chỉ những lời nói bịa đặt, không chính xác, không có căn cứ từ ngoài khác mà chỉ dựa vào những lời bịa đặt do mình đặt ra và hùa theo người khác.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 chúng ta được học về các phương châm hội thoại. Một câu hỏi được đặt ra là: Ăn ốc nói mò là phương châm gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có câu trả lời qua bài viết nhé!
Phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.
Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh.
Các phương châm hội thoại chính
Có 5 phương châm hội thoại chính là phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách thức, phương châm quan hệ và phương châm lịch sự. Trong đó, các phương châm này được hiểu như sau:
1/ Phương châm về chất
Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:
– Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.
– Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.
– Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.
– Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.
2/ Phương châm về lượng
Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:
– Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.
– Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.
3/ Phương châm cách thức
Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.
4/ Phương châm quan hệ
Khi hội thoại, tranh luận, cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.
5/ Phương châm lịch sự
Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.
Ăn ốc nói mò là gì?
Ăn ốc nói mò là câu thành ngữ để chỉ những lời nói bịa đặt, không chính xác, không có căn cứ từ ngoài khác mà chỉ dựa vào những lời bịa đặt do mình đặt ra và hùa theo người khác.
Một số câu đồng nghĩa với ăn ốc nói mò là: ăn măng nói mọc, ăn cò nói bày, ăn không nói có.
Ăn ốc nói mò vi phạm phương châm hội thoại nào?
Đối chiếu ý nghĩa của thành ngữ ăn ốc nói mò với các phương châm hội thoại đã trình bày, với câu hỏi: Ăn ốc nói mò là phương châm gì?chúng tôi xin trả lời: Ăn ốc nói mò là vi phạm phương châm về chất bởi: Phương châm về chất được hiểu là:
Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín. Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin.
Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về phương châm về chất, chúng tôi đưa ra một ví dụ khác như sau:
Câu chuyện QUẢ BÍ KHỔNG LỒ:
Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:
– Chà ! Quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Thông tin mà hai anh nói: “quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực =>phê phán tính ba hoa, nói khoác
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý vị làm rõ Ăn ốc nói mò là phương châm gì? Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết!