Bắc Trung Bộ không có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm, nhờ có vị trí cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam, giữa Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào với biển Đông nên Bắc Trung Bộ là khu vực trung chuyển khối lượng hành khác và hàng hóa rất lớn.
Câu hỏi:
Bắc Trung Bộ không có vị trí?
B.Trung Lào ra biển Đông và ngược lại.
C.Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại.
D.Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm.
Đáp án đúng D.
Bắc Trung Bộ không có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm, nhờ có vị trí cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam, giữa Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào với biển Đông nên Bắc Trung Bộ là khu vực trung chuyển khối lượng hành khác và hàng hóa rất lớn.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
– Bắc Trung Bộ có lãnh thổ vùng là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía Nam.
– Diện tích vùng là 51.513 km2 , dân số 10,3 triệu người (2002).
– Tiếp giáp:
+ Phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.
+ Phía Đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.
+ Phía Bắc giáp vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Phía Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ý nghĩa:
– Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
– Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
– Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.
Nhờ có vị trí cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam, giữa Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào với biển Đông nên Bắc Trung Bộ là khu vực trung chuyển khối lượng hành khác và hàng hóa rất lớn. Đây không phải là vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
So với các vùng kinh tế khác trong nước, Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ phát huy các thế mạnh về tự nhiên, dân cư, xã hội.
– Nông nghiệp: Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người).
Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).
– Công nghiệp.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng:
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
– Dịch vụ.
+ Giao thông:
Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
+ Du lịch:
+ Du lịch bắt đầu phát triển nhờ phát huy tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (nhiều hang động, bãi biển đẹp; di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc).
+ Số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh.