Trung thực là một tính từ chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người. Người trung thực luôn tôn trọng lẽ phải và tin vào công lý, nên với những việc sai với nguyên tắc của bản thân, có lỗi làm với mọi người họ sẽ không làm cho dù lợi ích cao.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm trung thực và đặt câu với từ trung thực trong bài viết này nhé!
Trung thực là gì?
Trung thực là một tính từ chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người.
Bên cạnh đó, trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Việc sống trung thực giúp chúng ta xây dựng được uy tín, sự tín nhiệm với mọi người xung quanh.
Người trung thực không nịnh bợ, nói những điều tốt đẹp để tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Người trung thực luôn thực hiện theo nguyên tắc của bản thân dù quyền lợi trước mắt có lớn thì học vẫn kiên định. Người trung thực luôn tôn trọng lẽ phải và tin vào công lý, nên với những việc sai với nguyên tắc của bản thân, có lỗi làm với mọi người họ sẽ không làm cho dù lợi ích cao. Với những người làm việc xấu, người trung thực sẽ không bao che.
Người trung thực luôn thật thà với mọi người, sẵn sàng nhận lỗi nếu mình làm sai, dung cảm đối diện sửa lỗi và nghe lời khuyên của mọi người.
Trung thực có thể được biểu hiện qua những hành động trong đời sống thường ngày như: nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội, dám nhận lỗi của bản thân.
Trung thực khiến người khác tin tưởng hơn, sẽ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó sẽ được giao phó những công việc quan trọng có ý nghĩa trong cuộc sống.
Từ nào đồng nghĩa với trung thực?
Các từ đồng nghĩa với trung thực là thật thà, thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, thành thật, thực lòng,…
Từ nào trái nghĩa với trung thực?
Các từ trái nghĩa với trung thực là gian dối, gian manh, gian ngoan, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc, gian giảo, gian trá, lừa bịp, dối trá, gian lận, lừa dối,…
Các thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực
– Thẳng như ruột ngựa.
– Thuốc đắng dã tật.
– Cây ngay không sợ chết đứng.
Đặt câu với từ trung thực
Dưới đây là một số ví dụ về đặt câu với từ trung thực, Quý vị có thể tham khảo:
– Trung thực là một đức tính tốt của con người.
– Tuấn đã trung thực khi nhận lỗi sai của mình.
– Trung thực, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt con người.
– Cha tôi rất coi trọng tính thanh liêm và lòng trung thực.
– Bác tôi là một người đàn ông trung thực và nghiêm khắc.
– Ngày nay, nhiều người cho rằng sống trung thực sẽ bị thua thiệt.
– Sự trung thực và thẳng thắn thật sự rất xứng đáng được tôn trọng.