Điều 62 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014

Luật số 74/2014/QH13 – Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 27/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/07/2015 quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Luật này áp dụng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng; doanh nghiệp và đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

I.Gíao dục nghề nghiệp là gì?

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai cách thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

1.Mục tiêu 

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp bao gồm các mục tiêu sau đây:

1.1.Mục tiêu chung

– Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường công tác trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

– Bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2.Mục tiêu cụ thể

– Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

– Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, công tác độc lập, công tác theo nhóm;

– Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

2.Cơ hội và thách thức 

Cơ hội:

Đối với thị trường hội nhập quốc tế hiện nay, sự phát triển của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể các quy trình công nghệ trong sản xuất, thậm chí đã làm mất đi vai trò của một số ngành nghề và mở ra cơ hội cho nhiều lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Điều này dẫn đến những đòi hỏi về kiến thức, năng lực chuyên môn của những ngành nghề khác nhau. Nắm bắt được tình hình đó, đây chính là cơ hội lợi đối với giáo dục nghề nghiệp.

Nếu chúng ta phán đoán được những ngành nghề sẽ thiếu hụt lao động trong những năm tiếp theo, thay đổi hướng đào tạo để cho ra người lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó thì chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội mới.

Hơn thế nữa dân số của nước chúng ta đang là dân số “vàng”. Lợi thế về việc những người trẻ tuổi đi theo con đường giáo dục ngành nghề là rất lớn.

Theo những thống kê về mặt số lượng thì 85% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm ngay. Đây cũng là một con số khả quan, tạo tiền đề thu hút lượng lao động dồi dào của chúng ta.

– Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội mở ra đó, giáo dục ngành nghề cũng đối mặt với những thách thức nhất định. Thách thức có thể kể đến như giáo dục nghề nghiệp hiện chưa thực sự là con đường hấp dẫn nhất đối với học sinh, tuyển sinh khóa khăn, các điều kiện đảm bảo còn hạn chế; hiệu quả đào tạo, việc làm sau đào tạo còn chưa bền vững.

Mặc dù trên thực tiễn hiện nay, chúng ta có một mạng lưới dày đặc các cơ sở dạy nghề trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Thế nhưng thực trạng thiếu lao động có trình độ cao, tay nghề chuyên môn giỏi đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp, khiến cho họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.

II.Chính sách đối với người học

Theo quy định tại Điều 62 Luật số 74/2014/QH13 – Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Điều 62. Chính sách đối với người học

1. Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.

2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:

a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo hướng dẫn của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo hướng dẫn của Chính phủ.

3. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.

4. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.

5. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.

6. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.

7. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình công tác và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.

8. Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách sau đây:

a) Được tuyển dụng vào các đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo hướng dẫn; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;

b) Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả công tác nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo hướng dẫn của pháp luật.”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com