Điều 69 Luật thú y năm 2015

Để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm những sản phẩm động vật, pháp luật có nhưng quy định yêu cầu về vệ sinh, cơ sở chế biến. Vậy yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật là gì? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày Điều 69 Luật thú y năm 2015 dưới đây!

1. Một số khái niệm

Động vật bao gồm:

+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;

+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.

Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Kiểm tra vệ sinh thú y là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.

Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.

2. Quy định pháp luật về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật

Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Trên đây là các thông tin vềĐiều 69 Luật thú y năm 2015 mà LVN Group gửi tới tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật LVN Group của chúng tôi. Công ty Luật LVN Group luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com