Luật phá sản ngân hàng là gì và cách xử lý khi ngân hàng phá sản

        Với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội hiện nay lĩnh vực ngân hàng vẫn đang và tiếp tục vận hành một cách thuận tiện gắn liền với con người trong nền kinh tế phát triển. Vì vậy sự vận hành này có gặp trở ngại trở ngại khi một ngân hàng nào đó phá sản được không? Luật nào sẽ bảo vệ khi ngân hàng phá sản và cách xử lý khi ngân hàng phá sản? Hãy nghiên cứu cùng tôi !
 

1. Phá sản là gì? ngân hàng có thể bị phá sản không?

        Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán và có quyết định tuyên bố phá sản từ tòa án nhân dân có thẩm quyền. Mất khả năng thanh toán được hiểu là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
         Để một ngân hàng có thể phá sản thì là một điều khá khó khăn, bởi lẽ khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì phía ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Hiện nay,  nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Căn cứ theo luật tổ chức tín dụng 2010.

2. Luật phá sản ngân hàng là gì?

        Luật phá sản ngân hàng có thể hiểu là các hình phạt pháp lý quy định, hướng dẫn về thủ tục phá sản đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, và một khi chấm dứt sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy.

3. Một số quy định về phá sản ngân hàng và việc phân chia tài sản thế nào?

         Căn cứ theo Điều 155 Luật các tổ chức tín dụng 2010: các tổ chức phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo hướng dẫn của luật phá sản. khi đó Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của pháp luật về phá sản.  Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản trị viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng nhà nước thu hồi  Giấy phép của tổ chức tín dụng.
         Việc phân chia tài sản của ngân hàng khi phá sản được quy định tại Điều 101 luật phá sản năm 2014:
        Chi phí phá sản; khoản nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm y tế đối với người lao động, các quyền lợi khác theo hợp đồng và các thỏa thuận khác đã ký kết; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách nợ; và các khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ; 
        Trong trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo thứ tự trên mà vẫn còn thì sẽ thuộc về: Thanh viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
        Từ các quy định trên có thể trả lời câu hỏi mà chúng ta câu hỏi rằng khi ngân hàng phá sản thì người gửi tiền rút đủ số tiền mình đã gửi được không?
         Câu trả lời đó là người gửi tiền có thể sẽ không rút được toàn bộ số tiền mà đã gửi vào chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù. Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg.
         Đây là một số quy định hiện hành được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng khi bị phá sản. Tôi mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn khi cần đến. cảm ơn vì đã đọc nội dung trình bày này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com