Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
Câu hỏi: Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?
A. Lê-nin
C. Khơ-rút-sốp
D. Brê-giơ-nhép
Đáp án đúng A.
Lê-nin là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925, Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
Lý do chọn đáp án A là do:
Tháng 3-1921, V.I. Lênin đã vạch ra Chính sách Kinh tế mới (NEP) thay cho Chính sách cộng sản thời chiến, được trình bày đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. V.I. Lênin đã xuất phát từ đặc điểm cơ bản về kinh tế – xã hội của nước Nga lúc bấy giờ:
Một là, sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, như: kinh tế kiểu gia trưởng – kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp của nông dân; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước; chủ nghĩa xã hội. Tất cả các thành phần kinh tế đó tồn tại xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, kinh tế tiểu nông sản xuất hàng hóa nhỏ chiếm ưu thế, đây là đặc điểm quan trọng nhất.
Hai là, nền đại công nghiệp cơ khí, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội còn vô cùng non yếu; các quan hệ hàng hóa – tiền tệ chưa phát triển.
Ba là, sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng sau nội chiến mới kết thúc.
Bốn là, nước Nga là nước làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, phải tự khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vô cùng khó khăn, bị chủ nghĩa tư bản quốc tế bao vây chống phá.
Từ sự phân tích này, khắc phục sự nóng vội chủ quan muốn trực tiếp đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội và khủng hoảng kinh tế, xã hội trong nước, V.I. Lênin đã đề ra NEP trong giai đoạn nước Nga chuyển từ thời chiến sang thời bình.
Việc khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích trung gian để chuyển sang chủ nghĩa xã hội, là phương thức để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, là những hình thức và phương pháp mới xây dựng chủ nghĩa xã hội thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi.
Do vậy chính sách NEP là đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước.