Phía nam của khu vực Bắc phi là hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc nhiệt đớt lớn nhất thế giới, khí hậu rất khô và nóng, lượng mưa trung bình hằng năm thường không quá 50 mm, vì thế nước trên mặt cực kỳ hiếm.
Câu hỏi:
Phía nam của khu vực Bắc phi là hoang mạc?
B. Xa-ha-ra.
C. Ca-la-ha-ri.
D. Go-bi
Đáp án đúng B.
Phía nam của khu vực Bắc phi là hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc nhiệt đớt lớn nhất thế giới, khí hậu rất khô và nóng, lượng mưa trung bình hằng năm thường không quá 50 mm, vì thế nước trên mặt cực kỳ hiếm, khắp nơi chỉ thấy các bãi đá, các cồn cát mênh mông.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu A và châu Mĩ, diện tích hơn 30 triệu kilomet vuông.
Tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.
+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.
Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm. Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.
Địa hình châu Phi khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
– Phía Bắc:
Át-lát là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi, nằm ở rìa phía tây bắc của Châu lục, các đồng bằng ven Địa trung hải và các sường núi hướng về phía biển hằng năm có mưa khá nhiều, rừng sồi và sẽ mọc rậm rạp. Vào sâu trong nội địa, lượng mưa giảm nhanh chóng, rừng nhường chỗ cho xavan và cây bụi phát triển.
– Phía Nam:
+ Lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạch nhiệt đớt lớn nhất thế giới, khí hậu rất khô và nóng. Lượng mưa trung bình hằng năm thường không quá 50 mm, vì thế nước trên mặt cực kỳ hiếm. Khắp nơi chỉ thấy các bãi đá, các cồn cát mênh mông hoặc các núi đá khô khốc và trơ trụi.
+ Thực vật chỉ gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi với bộ rễ dài ăn sâu xuống đất để hút nước ngầm. Tuy vậy ở những chỗ có nước ngầm lộ ra cây cối vẫn mọc xanh tốt, đó là các ốc đảo. Thực vật trong ốc đảo chủ yếu là cây chà là.
Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.
Khái quát kinh tế – xã hội.
– Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo hồi.
– Các nước Địa Trung Hải:
+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm, điển hình là nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.
+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới
– Các nước thuộc Sa-ha-ra:
+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác , chế biến dầu mỏ
+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô…