Sông Mê Công xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.
Câu hỏi: Sông mê kông chảy qua khu vực nào của châu á?
A. Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
C. Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam
D. Campuchia và Việt Nam.
Đáp án đúng A.
Sông mê kông chảy qua khu vực của châu á là Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Lý giải việc chọn đáp án đúng A là do:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sông Mê Công (Mekong) bắt nguồn từ suối Lạp Tái Cống Mã ở núi Quốc Trung Mộc Sách, Thanh Hải (Trung Quốc) từ độ cao 5.224 m so với mặt biển. Đây là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài (4.880 km) thì sông Mê Công đứng thứ 12 trên thế giới (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.
Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao xen kẽ nhau. Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều tiết lượng nước bởi hồ Tonlé Sap – hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á – người Việt thường gọi là “Biển Hồ”.
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn được gọi là Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần Xương Đô tạo ra Lan Thương Giang, có nghĩa là “con sông cuộn sóng”. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào,rồi tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan.
Ngoài ra có một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên (Việt Nam), đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốn ở thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mê Kông ở Ban Chum. Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, có một đoạn ngắn chảy trên đất Lào.
Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao tới 18 m.
Tại Campuchia, con sông có tên là Tông-lê Thơm (sông lớn). Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: Bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông.
Tại Việt Nam sông Mê Công được gọi là sông Cửu Long Nam. Theo thông tin từ trang web www.vietgle.vn thì sông Cửu Long chảy thành hai nhánh song song: Sông Tiền và sông Hậu, dài khoảng 230 km từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến Biển Đông. Sông Tiền đi vào phần giáp ranh giữa huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu của tỉnh An Giang. Đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sông Tiền tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên.