Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do và cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.
Tuyên ngôn độc lập không chỉ được biết đến là một văn kiện lịch sử có giá trị mà đây còn là một áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học nước nhà. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng Tìm hiểu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Trước khi Tìm hiểu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập cần hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này.
– Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ và Liên xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản Việt Nam trong hội nghị đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc “Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương”.
Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa.
– Trong khi đó ở trong nước, cuộc đấu tranh giành chính quyền thắng lợi trên khắp cả nước, ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Ngày 28/8/1945 tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Bác đã thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
– Ngày 2/9/1945 Bác đã đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bản tuyên ngôn độc lập gồm ba phần rõ ràng:
– Phần mở đầu: Bác đưa ra cơ sở cho bản Tuyên ngôn nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp-hai nước tư bản lớn trên thế giới-hai quốc gia xâm lược Việt Nam.
– Phần nội dung: Chỉ ra những tội ác của Pháp, chúng đã thi hành ở nước ta hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục. Tất cả những điều đó đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã, đang và sẽ nô dịch nước ta trở lại.
– Phần kết luận: Lời tuyên bố đanh thép và khẳng định quyết tâm sắt đá giữ vững nền độc lập dân tộc.
Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
– Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ (Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Pháp (Người ta sinh ra tự do và bình đẳng…) để làm cơ sở pháp lí.
+ Đó là những lí lẽ hết sức thuyết phục bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mĩ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Vì vậy đó cũng là chân lí đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.
+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta. Bác dùng những lí lẽ đó để làm bản lề vạch ra cho ta thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng.
– Vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Bản tuyên ngôn đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp khi cai trị nước ta ở mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với hàng loạt dẫn chứng cụ thể.
– Từ mùa thu năm 1940 đến 9/3/1945 thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Bản tuyên ngôn cũng trình bày được cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân Việt Nam chống Nhật để giành lại đất nước.
– Với tinh thần xả thân để giữ nước nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân Pháp, phát xít Nhật để giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc.
Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập
Nội dung trên đã giúp chúng ta Tìm hiểu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập, bản Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc ta.
– Tuyên ngôn độc lập là văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống còn với vận mệnh dân tộc.
– Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được tuyên bố ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, đó là mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
– Là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
– Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.
Giá trị của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Ngoài Tìm hiểu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập cần hiểu được giá trị lịch sử và giá trị văn học của tác phẩm.
– Giá trị lịch sử
+ Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do và cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.
+ Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta đó là kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
– Giá trị văn học
+ Bản Tuyên ngôn độc lập là một áng văn yêu nước lớn của thời đại; tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
+ Đây là một áng văn chính luận mẫu mực, nội dung của tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc.
+ Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.