Giết người hàng loạt sở dĩ “cũ mà mới” là do sự kiện này chỉ xuất hiện với cường độ cao vào thế kỷ 20, và với tác động lan truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, những tin tức về các vụ việc này được loan nhanh, rộng, thật chi tiết khiến có cảm giác rằng đây là một sự kiện của xã hội hiện đại. Về động cơ, nữ thường giết người hàng loạt trước hết là vì tiền, để kiểm soát và thể hiện quyền lực, vì tiêu khiển, vì tình dục và các động cơ khác. Ngược lại thì nam thường giết người trước hết vì tình dục, thể hiện quyền lực và tiêu khiển. Tiền bạc và những lý do khác không cần thiết lắm đối với nam sát nhân. Bài viết dưới đây của LVN Group về Tội giết người hàng loạt bị xử lý thế nào? [2023] hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Tội giết người hàng loạt bị xử lý thế nào? [2023]
I. Định nghĩa tội giết người hàng loạt
Hiện nay, Bộ luật Hình sự không có định nghĩa rõ ràng về tội giết người hàng loạt. Theo Wikipedia, kẻ giết người hàng loạt là người giết từ ba người trở lên trong một giai đoạn hơn ba mươi ngày, với một giai đoạn “xả hơi” giữa mỗi vụ giết người, và động cơ giết hại của họ phần lớn dựa trên sự thoả mãn tâm lý. Thông thường, yếu tố tình dục nào đó có liên quan tới các vụ giết hại. Những kẻ giết người có thể từng tìm cách hay đã thực hiện các vụ theo cách tương tự nhau và các nạn nhân có thể có một số điểm chung, ví dụ, nghề nghiệp, chủng tộc, ngoại hình, giới tính, hay nhóm tuổi.
Tội phạm cũng cần được nhìn nhận như là phản ứng tự phát của cá nhân trước cuộc sống thiếu sự quan tâm chia sẻ. Cảm giác của sự cô độc, bị phân biệt đối xử, lệ thuộc và trả thù cá nhân là nguyên nhân của tội phạm giết người hàng loạt ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, xã hội có xu hướng đề cao lợi ích vật chất, lấy tiền bạc làm thước đo giá trị và đem ra mặc cả trong quan hệ xã hội, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, xử sự vi phạm quy tắc đã làm sai lệch nhân cách của từng thành viên cộng đồng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tội phạm giết người không giảm mà còn diễn biến phức tạp hơn.
II. Phân tích cấu thành tội giết người hàng loạt
1. Chủ thể
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Khách thể
Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người
3. Mặt khách quan
a) Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác
– Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
– Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
b) Hậu quả.
Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống.
4. Mặt chủ quan
Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
III. Quy định pháp luật về tội giết người hàng loạt
Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người thực hiện hành vi giết người hàng loạt tức là giết 02 người trở lên, có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, vì động cơ đê hèn,… thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi gửi tới đến Quý bạn đọc về Tội giết người hàng loạt bị xử lý thế nào? [2023]. Trong quá trình nghiên cứu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm đến Tội giết người hàng loạt bị xử lý thế nào? [2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.