Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm 2023

Truyện thần thoại là truyện kể về sự tích các “thần” do người thời cổ tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của các hiện tượng lớn trong thiên nhiên như trời, đất, sông, biển, mưa, gió, lũ lụt, v.v

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện dân gian, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và những câu chuyện chọn lọc đặc sắc dành cho thiếu nhi. Vậy truyện thần thoại là gì? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

Truyện thần thoại là gì?

Truyện thần thoại là truyện kể về sự tích các “thần” do người thời cổ tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của các hiện tượng lớn trong thiên nhiên (như trời, đất, sông, biển, mưa, gió, lũ lụt, v.v…), giải thích nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, nói lên ước vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù để cuộc sống được yên vui.

Truyện thần thoại phần lớn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy và, phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên trong thời kì này. Qua đó nói lên ước mơ của con người muốn chinh phục, chi phối các sức mạnh tự nhiên, chiến thắng được các lực lượng thù địch, để có cuộc sống no đủ, yên vui.

Yếu tố kì ảo trong truyện thần thoại

Trong văn học nói chung, yếu tố kì ảo chủ yếu có mặt ở các thể loại của văn học dân gian. Các thể loại văn học dân gian thường xuất hiện yếu tố kì ảo là thần thoại, truyền thuyết, sử thi và một bộ phận của truyện cổ tích. Đó là những tác phẩm như Thần Trụ Trời, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Tấm Cám, Đam San… Trong mỗi thể loại, mỗi tác phẩm, yếu tố kì ảo có những vai trò khác nhau trong việc bộc lộ nội dung.

Với thể loại thần thoại, yếu tố kì ảo là những nhân vật thần linh như thần Mưa, thần sấm, thần Sét, thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Nữ thần Mặt Trời… Nội dung chủ yếu của thần thoại là giải thích các hiện tượng tự nhiên, nên các vị thần đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá trình hình thành các hiện tượng đó. Chẳng hạn trong chuyện Thần Trụ Trời, người Việt cổ cho răng: ban đầu vũ trụ là một khối hỗn mang hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn mang ấy, thần Trụ Trời xuất hiện, Ông lây đầu đội trời lên cao, dùng chân đạp đất tháp xuống. Sau đó ông lại đào đất, đá xây một cột trụ để nâng trời lên cao mài. Khi trời đất đã cách xa hẳn nhau, trời lên thật cao, đất đã thật rộng thì ông phá cột chống trời đi. Những chỗ trên mặt đất mà Thần Trụ Trời đã đào đất lõm xuống thì biến thành ao, hồ, sông biển, những nơi đất đá văng ra khi phá cột trụ thì mặt đất nhô lên thành núi non, gò đồi. Chỗ giáp giới giữa trời và đất là chân trời.

Nếu trong thần thoại, yếu tố kì ảo đồng thời là nhân vật chính, thì trong các thể loại truyền thuyết, sử thi hay cổ tích yếu tố này chỉ đóng vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các nhân vật chính là con người trong nội dung cốt truyện. Trong những truyền thuyết như An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, Lạc Long Quân…, yếu tố kì ảo chỉ như những “đường viền” xung quanh câu chuyện, giúp cho câu chuyện lịch sử được tiếp diễn và giúp nhân dân lí giải được các sự kiện, các chi tiết trong lịch sử. Đồng thời, yếu tố kì ảo thể hiện tình cảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử. Chẳng hạn trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ” yếu tố kì ảo hiện hình trong vai trò của Rùa Vàng, giúp An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần. Sau đó khi An Dương Vương thưa chạy cùng đường, nhờ có Rùa Vàng, An Dương Vương lại được cứu thoát và rẽ nước đi xuống biển. Trong tâm thức của nhân dân, An Dương Vương trở thành bất tử. Đấy chính là sự thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc nhờ có yếu tố kì ảo.

Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học

Khi đi tìm hiểu, nghiên cứu và cùng phân tích về chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá trời thì chúng ta đều biết đây là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ nhưng lại là những dấu ấn cho toàn bộ câu chuyện. Và nhân dân ta đã sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường.Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com