An Giang ở miền nào? 2023

An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo.

An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm xanh ngắt một màu, có đồng ruộng bát ngát,…An Giang thuộc miền nào?

Vị trí địa lý An Giang

Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57’B (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10’60″B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở 104°46’Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35’Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.536,7 km², trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc – nam là 86 km và đông – tây là 87,2 km.

Tỉnh An Giang có bao nhiêu huyện?

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố là: Long Xuyên, Châu Đốc; thị xã Tân Châu và 08 huyện là: An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới và Phú Tân.

Có 156 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường, 16 thị trấn, 119 xã (trong đó có 127 đơn vị hành chính loại I; 29 đơn vị hành chính loại II) và 888 khóm, ấp loại I. 

An Giang được Chính phủ công nhận 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) và công nhận 06 xã vùng dân tộc đồng bằng.

Thực trạng quy mô đơn vị hành chính tương đối nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế – xã hội;

Nguồn lực địa phương bị phân tán; tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương lớn; ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc tăng; đại đa số các đơn vị hành chính cấp xã thu ngân sách tại địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên.

Do đó, cần thiết phải sắp xếp, tăng quy mô đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế – xã hội.

Mục tiêu của đợt sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhằm tổ chức hợp lý các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước, bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy và phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Quan điểm của việc sắp xếp là phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ từng giai đoạn, các giai đoạn phải có trọng tâm, trọng điểm, cách làm phù hợp, chặt chẽ.

An Giang thuộc miền nào?

An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo, nhân dân giàu lòng yêu nước.

Đến nay An Giang có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là: Thành phố Châu Đốc; Thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn.

An Giang giáp với những tỉnh nào?

– Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km.

– Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

– Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km.

– Phía Bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của An Giang

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú.

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m³/s.

Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km². Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng… nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; còn lại là đất phèn và các nhóm khác.

An giang có tài nguyên khoáng sản phong phú, có các loại đá, đất, cát xây dưng, đất sét, nước khoáng thiên nhiên

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: Gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com