Câu ghép đẳng lập là câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về câu ghép đẳng lập, từ đó giúp Quý vị làm rõ các thắc mắc như: Câu ghép đẳng lập là gì? Đặt một câu ghép đẳng lập? Các loại câu ghép đẳng lập.
Câu ghép đẳng lập là gì?
Câu ghép đẳng lập là câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.
Ví dụ như: Lan nấu cơm trưa hoặc tôi nấu
Có 2 mẫu câu ghép đẳng lập sau:
1/ Chủ ngữ – Vị ngữ – Chủ ngữ – Vị ngữ.
Ví dụ: Đông tàn, xuân đến.
2/ Ta có thể sử dụng phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập. Theo đó có mẫu: Chủ ngữ – Vị ngữ – Chủ ngữ – Phó từ – Vị ngữ.
Ví dụ: Anh đi, tôi cũng đi.
Ngoài ra, tùy vào mối quan hệ cụ thể giữa các cụm chủ vị mà mẫu câu ghép chính phụ có thể được sử dụng linh hoạt.
Phân loại câu ghép đẳng lập
Thứ nhất: Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê
– Mỗi một vế câu sẽ biểu thị các quá trình, sự vật, hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau
– Các vế được liên kết lại bằng quan hệ từ thể hiện cho sự liên hợp, chủ yếu sử dụng từ “và”
– Ví dụ: Cây xanh và trái ngọt.
Thứ hai: Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn
– Mỗi một vế câu biểu thị khả năng riêng của sự việc
– Các vế liên kết bằng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thường là từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất sẽ có một khả năng được nói tới sẽ thực hiện được.
– Ví dụ: Bạn nói hoặc tôi nói.
Thứ ba: Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối
Những vế trong câu ghép loại này thể hiện sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng được liên kết bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, thông qua quan hệ từ chủ yếu là “và”
Ví dụ như: Tôi vừa đỗ xe lại và người khác cũng đỗ xe ngay cạnh tôi.
Thứ tư: Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu
Giữa những vế câu biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để kết nối các vế câu lại sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là từ “nhưng, mà, song”.
Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì.
Cách nối câu đơn thành câu ghép
Nối bằng từ ngữ nối (hay nối trực tiếp)
– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.
– Ví dụ minh họa: Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.
Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối
– Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm.
– Ví dụ minh họa:
Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ
– Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.
– Một số quan hệ từ:
+ Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …
+ Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …
– Ví dụ minh họa:
+ Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.
+ Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.
Đặt một câu ghép đẳng lập
Để đặt một câu ghép đẳng lập, bạn cần nắm được mối quan hệ giữa các cụm chủ vị trong câu là độc lập, vận dụng cách nối câu đơn và câu ghép.
Các dễ dàng nhất là đặt câu mang tính chất kể, liệt kê những sự vật, hiện tượng khác nhau. Ví dụ: Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.
Lưu ý: Tránh sử dụng các cặp quan hệ từ như: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; ….vì câu ghép đặt được sẽ là câu ghép chính phụ, các cụm chủ vị không có mối quan hệ độc lập với nhau.