Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ về câu trần thuật đơn 2023

Câu trần thuật đơn là câu đơn (được tạo từ cụm chủ – vị) dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Câu trần thuật đơn còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.

Chúng ta đã biết, trần thuật là việc kể lại, tường thuật lại một câu chuyện, một sự kiện nay một công việc nào đó đã làm, đã diễn ra. Vậy câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ về câu trần thuật đơn là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này nhé.

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là câu đơn (được tạo từ cụm chủ  – vị) dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Câu trần thuật đơn còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

– Bông hoa có màu xanh. => Chủ ngữ: Bông hoa; Vị ngữ: có màu xanh; dùng để tả

– Tôi làm bác sĩ. => Chủ ngữ: Tôi; Vị ngữ: Làm bác sĩ, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp

– Hôm ấy, vụ cướp xảy ra ở một ngân hàng lớn. => Chủ ngữ: Vụ cướp, Vị ngữ: xảy ra ở một ngân hàng lớn; dùng để kể về một sự việc.

Đặc điểm hình thức, chức năng và tác dụng của câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Đặc điểm hình thức của câu trần thuật đơn

– Được tạo ra theo kết cấu Chủ – Vị (C-V)

– Cuối câu kết thúc thường là dấu chấm. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ kết thúc bằng dấu chấm than (!).

Thứ hai: Chức năng và tác dụng

Câu trần thuật đơn được sử dụng để kể lại, xác nhận, miêu tả, thông báo, bày tỏ cảm xúc hay nhận định lại về một sự kiện, một công việc, một sự vật với những tính chất, trạng thái của những sự vật, sự việc hay sự kiện đó nhằm giúp đối phương nắm được thông tin về những hiện tượng đó đã diễn ra như thế nào khi không được trực tiếp chứng kiến nó.

Phân loại câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Câu trần thuật đơn có từ “là”

Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.

Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.

Ví dụ: Cuối tuần, các em học sinh không phải đi học.

Một số kiểu câu như:

+ Câu định nghĩa.

Ví dụ: Hydro là một nguyên tố hóa học.

+ Câu miêu tả.

Ví dụ: Khóm hoa ngoài vườn đang khoe sắc.

+ Câu giới thiệu.

Ví dụ: Hoàng là một giáo viên.

+ Câu đánh giá.

Ví dụ: Cô Lan dạy rất nhiệt huyết, giúp học sinh dễ hiểu.

Thứ hai: Câu trần thuật đơn không có từ “là”

Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.

Ví dụ:

– Chiếc váy được làm từ chất liệu vải mềm

– Bé Na chưa ăn cơm => Câu trần thuật đơn mang ý nghĩa phủ định

Các câu này thường có nhiệm vụ miêu tả các hành động, đặc điểm,…sự vật nêu ở chủ ngữ phía trước được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ:  Chiếc máy tính có màu trắng bạc và màn hình cạc rời => CN: Chiếc máy tính; VN: có màu trắng bạc và màn hình cạc rời

Các câu có nhiệm vụ thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của sự vật, hiện tượng được gọi là câu tồn tại. Các câu này chủ ngữ thường đi sau vị ngữ.

Ví dụ câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Ví dụ về câu trần thuật đơn có từ “là”

1/ Cacbon là nguyên tố hóa học có  nguyên tử bằng 6 và nguyên tử khối bằng 12. (định nghĩa)

2/ Hôm nay là một ngày nắng nhẹ (miêu tả).

3/ Bố tôi là công an. (giới thiệu)

4/ Tuấn trêu chọc giáo viên là hành động vô lễ. (đánh giá)

Thứ hai: Ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ “là”

Tôi chưa phải đi học vì còn dịch Covid-19. (câu phủ định kết hợp từ “chưa phải”).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com