Chiêu trò lừa đảo bằng huy động vốn của Bất động sản Nhật Nam

Chiêu trò mở ra những pháp nhân mới đã trở thành một bước ngoặt quan trọng trong cuộc hành trình của Công ty Bất động sản Nhật Nam, nhằm tiếp tục huy động vốn một cách không ngừng nghỉ. Trong lúc hàng chục nghìn nhà đầu tư vẫn còn đang hoang mang, thất vọng và lo lắng bởi sự chậm trễ trong việc trả lại tiền của Công ty BĐS Nhật Nam, thì giám đốc của doanh nghiệp này lại bất ngờ xuất hiện trên thị trường với hàng loạt doanh nghiệp mới. Cùng LVN Group tìm hiểu về chiêu trò lừa đảo bằng huy động vốn của Bất động sản Nhật Nam tại bài viết sau

Chiêu trò lừa đảo bằng huy động vốn của Bất động sản Nhật Nam

Trả lợi nhuận cao trung bình khoảng 46%, thậm chí tới 70% hay 80% một năm, nhà đầu tư chỉ cần ký hợp đồng và lĩnh tiền, không cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giữa bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn trong khoảng 3 năm trở lại đây, mức lãi suất này là “không tưởng”.

Cứ đầu tư 4 tỷ sẽ có 1 sổ cổ đông chiến lược, mỗi tháng ngoài lợi nhuận 46%/năm, nhà đầu tư được lĩnh thêm 15 triệu đồng/tháng.

Để có được 3 cuốn sổ này, nhà đầu tư đã phải bỏ ra 12 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty Bất động sản Nhật Nam chỉ trả cho nhà đầu tư 10 tháng và dừng 1 năm nay.

Ngoài tặng sổ cổ đông, công ty Bất động sản Nhật Nam còn hào phóng tặng cổ phiếu nội bộ cho các nhà đầu tư. Gói 100 triệu đồng được tặng 125 cổ phiếu. Gói 5 tỷ đồng tặng 10.000 cổ phiếu. Với giá 1 cổ phiếu do Nhật Nam tự quy định là 16.000đồng và cam kết 10 tháng sau công ty sẽ mua lại với giá 20.000 đồng, thậm chí là 27.000 đồng/cổ phiếu.

“Sau thời gian 1 năm, công ty cam kết mua lại cổ phiếu đó với giá 27.000 đồng”, môi giới của công ty cổ phần đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam nói.

“Họ đưa ra họ hứa họ mua nhưng họ không mua”, nhà đầu tư của công ty cổ phần đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam cho biết.

Công ty Bất động sản Nhật Nam cũng không tiếc tiền để chi cho việc phát triển hệ thống môi giới theo mô hình kim tự tháp tương tự phương thức đa cấp. Cứ 5 môi giới phát triển ra được 10 môi giới, mời chào được doanh số trên 10 tỷ đồng thì hưởng 7% hoa hồng.

Mặt khác, trong các buổi hội thảo, hội nghị huy động vốn đông người, Công ty Bất động sản Nhật Nam đã liên tục giới thiệu, quảng cáo về sự xuất hiện của dàn cố vấn được cho là cán bộ có chức vụ đã nghỉ hưu, để lấy niềm tin của các nhà đầu tư.

“Với trách nhiệm của tôi hiện nay là cố vấn pháp luật của công ty, tôi khẳng định đây là một kênh đầu tư an toàn, uy tín và hiệu quả nhất. Năm 2021, công ty Nhật Nam top 10 trong những doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam”, cố vấn của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam nói.

Không rõ những danh hiệu top 10 công ty uy tín ở Việt Nam như quảng cáo ở trên là do ai trao tặng, khi theo điều tra của phóng viên VTV Money, 3 năm trở lại đây, Nhật Nam ghi nhận doanh thu thấp và không đóng thuế. Thậm chí mới đây, doanh nghiệp này vẫn còn nợ 66 triệu đồng tiền thuế chưa đóng, nhưng đã bỏ địa chỉ kinh doanh và bị Cục Thuế TP Hồ Chí Minh phong tỏa hóa đơn.

Trang website Nhật Nam còn quảng cáo đang sở hữu chuỗi dịch vụ karaoke, dịch vụ cho thuê xe, chuỗi nhà hàng ăn và nhiều dự án bất động sản. Tuy nhiên dự án Elite Tower ở 55 Vạn Phúc, Hà Đông hiện nay vẫn đắp chiếu và đang thuộc sở hữu của ngân hàng. Còn dự án khu đô thị mới của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang do Công ty cổ phần Ngôi nhà Hoàn Hảo đứng đầu liên danh, Công ty Bất động sản Nhật Nam chỉ làm thành viên. Chưa kể dự án này mới đang giải phóng mặt bằng, dự kiến 7 năm nữa mới hoàn thành.

Nhận diện một số thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn trái phép

Liên quan đến hoạt động kêu gọi đầu tư của công ty BĐS Nhật Nam, hàng loạt địa phương như: UBND tỉnh Hoà Bình, UBND TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Công an huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai)… cũng phát đi cảnh báo.

Theo cảnh báo của UBND tỉnh Hoà Bình, Công ty Nhật Nam, trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; người uỷ quyền theo pháp luật là Vũ Thị Thúy (hộ khẩu thường trú khu 4, xã Thạch Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa).

Công ty có hành vi huy động vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư như: Yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế.

Hiện công ty này đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng tại các tỉnh trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư với lợi nhuận khủng lên đến 60-84%/năm, kèm theo nhiều ưu đãi bất động sản.

Sau khi ký hợp đồng và nộp tiền, các nhà đầu tư sẽ được chi trả lợi nhuận hàng ngày vào tài khoản. Nhưng khi chia lợi nhuận cho nhà đầu tư, Công ty Nhật Nam không sử dụng tài khoản doanh nghiệp mà sử dụng tài khoản cá nhân của Vũ Thị Thúy (Giám đốc) để chuyển tiền, hành vi này có dấu hiệu che dấu thu nhập đã chia cho các nhà đầu tư, qua đó trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân thay cho các nhà đầu tư, vi phạm Luật Quản lý thuế.

Mục đích sử dụng vốn huy động của Công ty Nhật Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn, khả năng hoạt động theo mô hình “Ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau)…

Liên quan đến hoạt động kêu gọi đầu tư của công ty BĐS Nhật Nam, hồi tháng 8/2022, Cục An ninh Kinh tế (Bộ Công an) từng ra văn bản thông báo trong đó có nêu Công ty BĐS Nhật Nam có hành vi huy động vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự…

Những thủ đoạn lừa đảo thường được Bất động sản Nhật Nam sử dụng

Nghiên cứu các vụ án, vụ việc này cho thấy điểm chung là lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, đánh vào lòng tham của nhiều người, các đối tượng tội phạm sử dụng rất nhiều thủ đoạn kêu gọi đầu tư tham gia sau đó chiếm đoạt tiền.

Thứ nhất, các đối tượng thường vẽ ra các dự án đầu tư lớn, gắn với các phương thức kinh doanh, đầu tư có yếu tố công nghệ, hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Sau đó mở bán gói đầu tư hứa hẹn lãi suất, lợi nhuận siêu cao nhằm huy động vốn của nhà đầu tư.

Thứ hai, các đối tượng thường cam kết lợi nhuận không tưởng từ 20-30 %, có những trường hợp lên đến 50 -70% năm hoặc vẽ ra những mục tiêu rất lớn, thậm chí có cả kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế danh tiếng, đưa ra những hình ảnh về người đi trước thành công, được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn của công ty như tặng nhà, xe, đi du lịch nghỉ dưỡng cao cấp… Đây là những chiêu trò khá phổ biến mà các đối tượng khiến cho nhà đầu tư tin tưởng, nhằm mục đích lôi kéo nhà đầu ký kết hợp đồng. Các cam kết này chỉ là hứa hẹn, chứ  không hề có bất cứ biện pháp đảm bảo thực hiện như thế chấp tài sản, bảo lãnh ngân hàng.

Thứ ba, để tạo được lòng tin, các đối tượng thường đăng ký các doanh nghiệp có vốn điều lệ rất lớn, mời những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đối với giới trẻ về khởi nghiệp, đầu tư để làm diễn giả trong các hội nghị khách hàng, hội nghị hoa hồng, sự kiện lớn của công ty; đồng thời sử dụng các trang mạng, báo điện tử quảng cáo mạnh mẽ, dùng tiền để tài trợ, mua giải thưởng,…

Thứ tư, để qua mắt sự kiểm soát của các đơn vị chức năng, các đối tượng thường lợi dụng sự lỏng lẻo của pháp luật, sử dụng các cách thức ký hợp đồng uỷ thác đầu tư hay hợp đồng hợp tác đầu tư… nhằm gây khó khăn trong quá trình giám sát, xác minh làm rõ dấu hiệu vi phạm của đơn vị chức năng.

Liên hệ ngay:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chiêu trò lừa đảo bằng huy động vốn của Bất động sản Nhật Nam“. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc, LVN Group với đội ngũ LVN Group, chuyên gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi câu hỏi của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.0191

Có thể bạn quan tâm

  • Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
  • Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng thế nào?

Giải đáp có liên quan

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất được hiểu là thế nào?

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các cách thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Vì vậy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những cách thức của  chuyển quyền sử dụng đất.

Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định về hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
– Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Văn bản chấp thuận của đơn vị Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
– Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

Về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo hướng dẫn thì thực hiện các công việc sau đây:
+ Gửi thông tin địa chính đến đơn vị thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hướng dẫn;
+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com