Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự? [Cập nhập 2023]

Nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền, bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Vậy đặc điểm của nghĩa vụ là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi nội dung trình bày dưới đây của LVN Group !!

I. Nghĩa vụ dân sự là gì?

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể được gọi là bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác được gọi là bên có quyền (Điều 280).

Có thể thấy nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự có nội dung là một bên chủ thể phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên kia. Nghĩa vụ dân sự được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể hoặc có thể từ một sự kiện mà Bộ Luật dân sự dự liệu trước. Nghĩa vụ dân sự được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên được gọi là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những sự kiện khác được gọi là nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng.

Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự? [Cập nhập 2023]

II. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

Một nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ pháp luật khi hội tụ 3 yếu tố: Chủ thểkhách thể và nội dung của quan hệ pháp luật dân sự.

Hiểu một cách đơn giản thì khái niệm nghĩa vụ là những công việc mà chủ thể phải làm hoặc không được vì lợi ích của những chủ thể khác.

Đối tượng của nghĩa vụ bao gồm tài sản và công việc (phải thực hiện và không thực hiện) và được xác định như sau:

  • Tài sản: Bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
  • Công việc phải thực hiện: Là công việc cụ thể của một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ nhằm thoả mãn nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc tinh thần, bên còn lại phải thực hiện hoạt động này.
  • Công việc không thực hiện: Là những công việc không được thực hiện dưới hành động cụ thể.

Có thể coi nghĩa vụ là một bộ phận không thể tách rời trong quan hệ pháp luật dân sự, trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên được thực hiện dưới sự đảm bảo của pháp luật. Nghĩa vụ là yếu tố vô cùng cần thiết giúp duy trì và phát triển bất kỳ tổ chức hay tập thể nào. Đối với đất nước, nghĩa vụ là xương sống của nền kinh tế nước nhà. Một cộng đồng tuân thủ luật pháp, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình sẽ tạo nên xã hội ổn định, phát triển

2.1. Nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía chủ thể khác nhau

Dù được hình thành theo thoả thuận hay theo luật định thì nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc giữa các bên về việc phải làm được không được làm một việc nhất định. Bên phải làm một công việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu hình phạt của luật. Tùy từng trường hợp, mỗi bên trong nghĩa vụ có thể có nhiều người hoặc nhiều chủ thể khác tham gia nhưng cũng có thể mỗi một bên chỉ có một người tham gia.

2.2. Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định

Nghĩa vụ và quyền luôn đi đôi với nhau, nói đến quyền là nói đến nghĩa vụ. Tuy nhiên, nói đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ là nói đến sự đối lập, tính tương ứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Nói một cách cụ thể hơn, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có bấy nhiêu nghĩa vụ với phạm vi tương ứng. Mặt khác, trong quan hệ nghĩa vụ, cả chủ thể mang quyền, cả chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định một cách cụ thể nên quyền của bên này chỉ là nghĩa vụ của bên kia. Nói cách khác, môi quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã được xác định cụ thể. Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này có thể liên quan đến người thứ ba nhưng người thứ ba đó phải là người đã được xác định cụ thể trước.

Chính từ đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật tương đối. Đồng thời cũng qua đặc điểm này, chúng ta thấy rằng quan hệ pháp luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là được xác định cụ thể nên tất cả các chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ . tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Chủ sở hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng các nhu cầu của mình, vì vậy quyền dân sự trong quan hệ pháp luật về sở hữu là quyền tuyệt đối.

2.3. Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền của các bên chủ thể là quyền đối nhân

Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ thể mang quyền được thực hiện bằng hành vi của chính họ thì trong quan hệ nghĩa vụ dân sự quyền của bên này lại được thực hiện thông qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Nói cách khác, quyền của bên này chỉ được đáp ứng khi bên kia đã thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của họ. Mặt khác, nếu việc thực hiện quyền trong quan hệ sở hữu là việc tác động trực tiếp đến vật thì trong nghĩa vụ dân sự người mang quyền dân sự không được tác động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ. Khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, người mang quyền chỉ có thể sử dụng các phương thức mà pháp luật đã quy định để tác động và yêu cầu người đó phải thực hiện nghĩa vụ cho mình. Nói cách khác, trong nghĩa vụ, quyền của người này là đối với người có nghĩa vụ bên kia chứ không đối với tài sản của họ.

LVN Group hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về vấn đề  nghĩa vụ dân sự theo hướng dẫn của pháp luật. Nếu có gì câu hỏi quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com