Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn dựa trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về quản lý hành chính nhà nước.
Lời giới thiệu Giáo trình Luật Hành chính
Giáo trình này là tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy môn học Luật Hành chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội từ nhiều năm nay.
Luật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo trình. Trong việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn này, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa.
Thông tin tập thể tác giả giáo trình Luật Hành Chính
Cuốn Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn do TS. Trần Minh Hương chủ biên, gồm:
Phần chung:
1. TS. Trần Minh Hương
2. TS. Nguyễn Mạnh HÙng
3. PGS.TS. Nguyễn Van Quang
4. PGS.TS. Bùi Thị Đào
5. TS. Nguyễn Phúc Thành
6. TS. Nguyễn Thị Thủy
7. TS. Trần Thị Hiêng
8. TS. Hoàng Quốc Hồng
9. ThS. Nguyễn Trọng Bình và PGS.TS. Nguyễn Van Quang
10. ThS. Hoàng Văn Sao
Phần riêng:
1. TS. Nguyễn Ngọc Bích
2. PGS.TS. Nguyễn Van Quang
3. TS. Nguyễn Phúc Thành
4. TS. Trần Thị Hiền
5. TS. Trần Minh Hương
Mục lục giáo trình Luật Hành Chính
PHẦN CHUNG
Chương I. Luật Hành chính và quản lý nhà nước
I. Luật hành chính – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
II. Khoa học luật hành chính
III. Môn học luật hành chính
Chương II. Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính
I. Quy phạm pháp luật hành chính
II. Quan hệ pháp luật hành chính
Chương III. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
I. Khái niệm và hệ thống có nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
II. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
III. Các nguyên tắc chính trị – xã hội
IV. Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật
Chương IV. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước
I. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
II. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
Chương V. Thủ tục hành chính
I. Khái niệm thủ tục hành chính, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
II. Chủ thể của thủ tục hành chính
III. Các loại thủ tục hành chính
IV. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
V. Cải cách thủ tục hành chính
Chương VI. Quyết định hành chính
I. Khái niệm và đặc điểm của quyết định hành chính
II. Phân loại quyết định hành chính
III. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính quyết định quy phạm
IV. Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác
V. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính
Chương VII. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
I. Khái niệm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước
II. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
III. Cải cách bộ máy hành chính – nội dung quan trọng của cải cách hành chính
Chương VIII. Địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
I. Khái niệm
II. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức quy chế pháp lý hành chính của viên chức
Chương IX. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội
I. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội
II. Các loại tổ chức xã hội
III. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
Chương X. Quy chế pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài
I. Quy chế pháp lý hành chính của công dân
II. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch
Chương XI. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
I. Vi phạm hành chính
II. Trách nhiệm hành chính
Chương XII. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
I. Khái niệm và yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
II. Các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
PHẦN RIÊNG
Chương I. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước
I. Khái niệm và các loại tài sản nhà nước
II. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước
Chương II. Quản lý nhà nước về hải quan
I. Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan
II. Tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam
III. Quản lý nhà nước về hải quan
Chương III. Quản lý nhà nước về dân số và lao động
I. Quản lý nhà nước về dân số
II. Quản lý nhà nước về lao động và việc làm
Chương IV. Quản lý nhà nước về văn hóa
I. Khái niệm văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội
II. Quản lý nhà nước về văn hóa
Chương V. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
I. Khái niệm khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ
II. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Chương VI. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
I. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
II. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
III. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Chương VII. Quản lý nhà nước về đối ngoại
I. Khái niệm hoạt động đối ngoại và quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại
II. Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại
Đánh giá giáo trình Luật Hành Chính
Luật hành chính Việt Nam là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ chấp hành và điều chỉnh những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh, phát triển trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. Những quy phạm pháp luật hành chính là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện quản lý nhà nước, thực thi quyền hành pháp – một trong ba loại quyền cơ bản được phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước được thống nhất.
Do vậy, trong hệ thống đào tạo cử nhân luật học cũng như đào tạo sau đại học ngành luật, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, v.v…, luật hành chính luôn là môn học cơ bản và ngày càng được chú trọng trong việc đổi mới cách thức giảng dạy cũng như đổi mới, sửa chữa bổ sung các giáo trình phù hợp với sự phát triển của đời sống chính trị, kinh tế – xã hội và công cuộc cải cách nền hành chính của Nhà nước ta.
Luật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo trình. Do đó, các giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn Giáo trình Luật hành chính Việt Nam với mong muốn phục vụ công tác dạy và học bộ môn Luật hành chính ngày một hiệu quả hơn.
Danh sách tham khảo một số giáo trình Luật hành chính khác
Nhìn chung khi tham khảo nghiên cứu các tài liệu nói chung và giáo trình Luật hành chính nói riêng thì chúng ta không chỉ sử dụng nguyên giáo trình Luật hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội mà còn có thể sử dụng các giáo trình của những trường Đại học, cao đẳng khác nữa. Bởi dù là giáo trình là của trường nào biên soạn đi chăng nữa thì giáo trình cũng đều hướng đến mục đích chung đó là Giáo trình cung cấp cho sinh viên và bạn đọc các kiến thức cơ bản, hệ thống, toàn diện về Luật hành chính Việt Nam với tư cách một ngành luật, một ngành khoa học, môn học. Trong đó tập trung luận giải những vấn đề lý luận của khoa học Luật hành chính, đánh giá pháp luật thực định, gợi mở cho người học nững vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện pháp luật hành chính trong hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Vậy nên bên cạnh giáo trình Luật Hành Chính do tập thể giáo viên của trường Đại học Luật biên soạn thì dưới đây chúng tôi giới thiệu thêm đến các em học sinh, sinh viên, Khách hàng một số giáo trình khác về Luật hành chính như sau:
+ Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam thuộc nhà xuất bản Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội do tác giả Phạm Hồng Thái- Nguyễn Thị Minh Hà làm chủ biên
+ Giáo Trình Luật Hành Chính Việt Nam do tác giả PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt là chủ biên và được Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện
+ Giáo trình Luật Hành chính do tác giả là PGS TS GVCC Phan Trung Hiền thuộc Trường Đại học Cần Thơ
+ Giáo trình Luật Hành chính do tác giả Nguyễn Duy Phương thuộc Khoa Luật của Đại học Huế
+ Giáo trình Luật Hành chính được biên soạn bởi trường Học viện Hành chính Quốc gia