Lâm Đồng thuộc miền nào? 2023

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam: phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận,  phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Vậy tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu thành phố/ huyện? Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng tiếp giáp với những tỉnh/thành phố nào?

Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật … và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

– Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

– Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

– Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

– Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch – dịch vụ và chăn nuôi  gia súc.

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật … và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.

– Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).

– Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

– Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.

Tỉnh Lâm Đồng có những huyện/thành phố nào?

Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Lâm Đồng bao gồm: 12 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

– Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng

Thành phố Đà Lạt có 16 ​đơn vị hành chính cấp xã, phường bao gồm 4 xã và 12 phường: Phường 7, Phường 8, Phường 12, Phường 9, Phường 2, Phường 1, Phường 6, Phường 5, Phường 4, Phường 10, Phường 11, Phường 3, Xã Xuân Thọ, Xã Tà Nung, Xã Trạm Hành, Xã Xuân Trường.

– Thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng

Thành phố Bảo Lộc có 11 ​đơn vị hành chính cấp xã, phường bao gồm 5 xã và 6 phường: Phường Lộc Phát, Phường Lộc Tiến, Phường 2, Phường 1, Phường B’lao, Phường Lộc Sơn, Xã Đạm Bri, Xã Lộc Thanh, Xã Lộc Nga, Xã Lộc Châu, Xã Đại Lào.

– Huyện Đam Rông thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đam Rông có 8 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 0 thị trấn và 8 xã: Xã Đạ Tông, Xã Đạ Long, Xã Đạ M’ Rong, Xã Liêng Srônh, Xã Đạ Rsal, Xã Rô Men, Xã Phi Liêng, Xã Đạ K’ Nàng.

– Huyện Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Lạc Dương có 6 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 5 xã: Thị trấn Lạc Dương, Xã Đạ Chais, Xã Đạ Nhim, Xã Đưng KNớ, Xã Lát, Xã Đạ Sar.

– Huyện Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Lâm Hà có 16 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 14 xã: Thị trấn Nam Ban, Thị trấn Đinh Văn, Xã Phú Sơn, Xã Phi Tô, Xã Mê Linh, Xã Đạ Đờn, Xã Phúc Thọ, Xã Đông Thanh, Xã Gia Lâm, Xã Tân Thanh, Xã Tân Văn, Xã Hoài Đức, Xã Tân Hà, Xã Liên Hà, Xã Đan Phượng, Xã Nam Hà.

– Huyện Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đơn Dương có 10 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 8 xã: Thị trấn D’Ran, Thị trấn Thạnh Mỹ, Xã Lạc Xuân, Xã Đạ Ròn, Xã Lạc Lâm, Xã Ka Đô, Xã Quảng Lập, Xã Ka Đơn, Xã Tu Tra, Xã Pró.

– Huyện Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đức Trọng có 15 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 14 xã: Thị trấn Liên Nghĩa, Xã Hiệp An, Xã Liên Hiệp, Xã Hiệp Thạnh, Xã Bình Thạnh, Xã N’Thol Hạ, Xã Tân Hội, Xã Tân Thành, Xã Phú Hội, Xã Ninh Gia, Xã Tà Năng, Xã Đa Quyn, Xã Tà Hine, Xã Đà Loan, Xã Ninh Loan.

– Huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Di Linh có 19 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 18 xã: Thị trấn Di Linh, Xã Đinh Trang Thượng, Xã Tân Thượng, Xã Tân Lâm, Xã Tân Châu, Xã Tân Nghĩa, Xã Gia Hiệp, Xã Đinh Lạc, Xã Tam Bố, Xã Đinh Trang Hòa, Xã Liên Đầm, Xã Gung Ré, Xã Bảo Thuận, Xã Hòa Ninh, Xã Hòa Trung, Xã Hòa Nam, Xã Hòa Bắc, Xã Sơn Điền, Xã Gia Bắc.

– Huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm có 14 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 13 xã: Thị trấn Lộc Thắng, Xã Lộc Bảo, Xã Lộc Lâm, Xã Lộc Phú, Xã Lộc Bắc, Xã B’ Lá, Xã Lộc Ngãi, Xã Lộc Quảng, Xã Lộc Tân, Xã Lộc Đức, Xã Lộc An, Xã Tân Lạc, Xã Lộc Thành, Xã Lộc Nam.

– Huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đạ Huoai có 10 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 8 xã: Thị trấn Đạ M’ri, Thị trấn Ma Đa Guôi, Xã Đạ M’ri, Xã Hà Lâm, Xã Đạ Tồn, Xã Đạ Oai, Xã Đạ Ploa, Xã Ma Đa Guôi, Xã Đoàn Kết, Xã Phước Lộc.

– Huyện Đạ Tẻh thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Đạ Tẻh có 11 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn Đạ Tẻh, Xã An Nhơn, Xã Quốc Oai, Xã Mỹ Đức, Xã Quảng Trị, Xã Đạ Lây, Xã Hương Lâm, Xã Triệu Hải, Xã Hà Đông, Xã Đạ Kho, Xã Đạ Pal.

– Huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng

Huyện Cát Tiên có 11 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn Cát Tiên, Xã Tiên Hoàng, Xã Phước Cát 2, Xã Gia Viễn, Xã Nam Ninh, Xã Mỹ Lâm, Xã Tư Nghĩa, Xã Phước Cát 1, Xã Đức Phổ, Xã Quảng Ngãi, Xã Đồng Nai Thượng.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu dân tộc?

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% …, còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh.

Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.

Tỉnh Lâm Đồng thuộc miền nào?

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam: phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận,  phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Vị trí Lâm Đồng nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và khác với các tỉnh khác  ở Tây Nguyên thì Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Lâm Đồng từ lâu đã nổi tiếng với các địa điểm du lịch hot như: Thung Lũng tình yêu, vườn hoa Đà Lạt, Hồ Đại Ninh,…

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc Lâm Đồng thuộc miền nào? Khách hàng quan tâm đến các vấn đề khác có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com