Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ 01, 50, 62, N1 và N2.
Long An là một tỉnh có diện tích lớn và là tỉnh thành có nhiều đóng góp cho nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản liên quan đến tỉnh Long An thì không phải ai cũng nắm được.
Vị trí địa lý của Long An
Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105 độ 30 phút đến 106 độ 47 phút kinh độ Đông và 10 độ 23 phút 40 đến 110 độ 2 phút 00 vĩ độ Bắc, các trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý, cụ thể:
– Phía Bắc tỉnh Long An giáp với Campuchia.
– Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.
– Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và Campuchia.
– Phía Đông và Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.
Dù được xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển giáp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn phụ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Trước những năm 1975, tỉnh Long An thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Còn hiện này dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc Bộ của tình có một số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.000 ha.
Tỉnh Long An có các điểm cực, cụ thể như sau:
– Điểm cực Tây tại xã Hưng Điền – Tân Hưng.
– Điểm cực Đông tại Tâm Lập – Cần Giuộc.
– Điểm cực Nam tại xã An Lục Long – Châu Thành – Long An.
– Điểm cực Bắc tại xã Hưng Điền A – Vĩnh Hưng.
Tỉnh Long An có bao nhiêu huyện/quận/thành phố
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An.
Có 192 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
Tỉnh Long An thuộc miền nào?
– Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là địa phương nằm ở ngõ của vùng đồng bằng sông Cửu Long liền kề với thành phố Hồ Chí Minh.
– Năm 2020, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về dân số, trong danh sạch đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 10 về tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 10 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 170.500 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 85.000.000 đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9.41%.
– Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ 01, 50, 62, N1 và N2. Tỉnh được xem là thị trường thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Long An
– Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ẩm cao. Do ranh giới phía Đông Nam và Tây Nam nó có đặc những đặc điểm riêng của cả đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 27.2 độ C.
– Thông thường, nhiệt độ trung bình vào tháng 04 cao nhất là 28.9 độ C và nhiệt độ trung bình vào tháng 01 thấp nhất là 25.2 độ C. Lượng mưa hàng năm từ 966 đến 1325 mm. Mùa mưa chiếm hơn 7.082% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều và giảm dần từ giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây nam.
– Phần Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn gây xói mòn trên các đồi cao, đồng thời gây lũ, ngập úng kết hợp mưa lũ gây ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
– Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng trung bình hàng ngày là 6.8 – 7.5 giờ/ngày và thời gian chiếu sáng trung bình hàng năm là 2.500 đến 2.800 giời. Tổng nhiệt độ hàng năm từ 9.700 đến 10.100 độ C.
– Biên độ nhiệt các tháng trong năm nằm trong khoảng 24 độ C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 theo hướng Đông Bắc, tần suất 60 – 70%. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam thổi 70% thời gian. Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt ẩm dồi dào, ánh sáng mặt trời dồi dào, thời gian bức xạ dài nhiệt độ cao và tổng thể tích lũy trung bình, giữa các năm ngày và đêm.
– Biên độ nhiệt trong ngày và đêm là thấp và ấm. Sự khác biệt đáng kể về thời tiết, khí hậu nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, đối với câu hỏi Long An thuộc miền nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ một số nội dung liên quan đến Long An. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.