Luật sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì? 2023

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006 là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan tới quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hệ các quyền đó.

Luật sở hữu trí tuệ luôn luôn là một trong những ngành luật quan trọng, góp phần bảo vệ những sản phẩm trí tuệ của con người. Vậy Luật ở hữu trí tuệ là gì? Luật sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?

Khái niệm sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tu

– Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ hay còn được gọi là tài sản trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…

– Luật sở hữu trí tuệ:

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006 là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan tới quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hệ các quyền đó.

Một số thuật ngữ quan trọng trong Luật sở hữu trí tuệ

– Quyền sở hữu trí tuệ:

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với cây trồng.

– Quyền tác giả:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả:

Quyền liên quan tới quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền tác giả

– Quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng:

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

– Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ:

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ

– Tác phẩm:

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

– Tác phẩm phái sinh:

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tsc, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

– Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố:

Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chủ giải, tuyển chọn.

– Sao chép:

Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

– Phát sóng:

Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu tình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

– Sáng chế:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

– Kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Mạch tích hợp bán dẫn:

Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

– Nhãn hiệu:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Nhãn hiệu tập thể:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành vien của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận:

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu liên kết:

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Luật sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?

Luật sở hữu trí tuệ tiếng Anh là Intellectual property law.

Vietnam intellectual property law was issued in 2005 and modified in 2009. The appearance of intellectual property law is cónidered the important step in the legalized system of Vietnam. Intellectual property or the product of someone’s intellect is the products of human brain’s creativity. They are literature works, music, computer software, inventions, useful methods,…

Một số từ tiếng Anh liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ

– Legal grounds: Căn cứ pháp lý

– Legal advice: Tư vấn pháp luật

– Legal firm: Công ty luật

– Lawyer: Luật sư

– Lawsuit petition: Đơn khởi kiện

– Legislation: Văn bản pháp luật

– Sue: Kiện

– Administrative sanction/punishment: Phạt hành chính

– Mediate: Hòa giải

– A lawsuit (against somebody): Khởi kiện.

Như vậy, Luật sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì? đã được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số thuật ngữ quan trọng của Luật sở hữu trí tuệ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com