Nhà máy cơ khí Duyên Hải thuộc địa phương nào? 2023

Nhà máy cơ khí Duyên Hải thuộc tỉnh Hải Phòng, cụ thể là 133 Đường 5 cũ, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Những năm 60 của thế kỷ trước “Sóng Duyên Hải” đã trở thành điển hình thi đua trong công nghiệp của toàn miền Bắc. Vậy Nhà máy cơ khí Duyên Hải thuộc địa phương nào?

Nhà máy cơ khí Duyên Hải thuộc địa phương nào?

Nhà máy cơ khí Duyên Hải thuộc tỉnh Hải Phòng, cụ thể là 133 Đường 5 cũ, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Hải Phòng từng được xem như là “thủ đô” của ngành cơ khí miền Bắc XHCN. Nhà máy cơ khí Duyên Hải thành lập từ năm 1955, là một “cánh chim đầu đàn” của nền công nghiệp nước nhà – “cờ Ba Nhất, gió Đại Phong, sóng Duyên Hải”.

Duyên Hải nổi tiếng với sản phẩm máy tàu thủy. Sản phẩm này là niềm tự hào của những người thợ cơ khí Hải Phòng vì được sản xuất hoàn chỉnh từ đúc phôi đến cỗ máy tàu.

Lịch sử thành lập nhà máy cơ khí Duyên Hải

Thành lập nhà máy vào những năm đầu phát triển (1955-1965)

Tháng 3/1927 bên đại lộ Hăngri Rivie (Trần Quang Khải) xưởng cơ khí Rô-be chuyên sửa chữa máy móc được xây dựng cơ ngơi còn nhỏ chỉ có một máy tiện một máy bào một máy khoan hai lò rèn và một số dụng cụ khác.

Sau một thời gian Roobe phát triển thành một nhà máy nhỏ có chừng hai mươi máy móc có thể cạnh tranh với các xưởng lớn như Đăng-xét, Comben S.A.C.R.I.C,..

Khởi nghĩa tháng 8 thành công (1945) chính quyền cách mạng tôn trọng giữ nguyên hoạt động của các nhà máy do tư sản nước ngoài và trong nước đầu tư. Trong những năm 1946-1955 xưởng sản xuất các mặt hàng phục vụ quân đội Pháp cũng là những năm phát đạt nhất, thời kì này xưởng có khoảng 70 công nhân.

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1945) Hải Phòng trở thành nơi tập kết 300 ngày chuyển quân để thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc. Cha con Rôbe về nước để lại Les Atelies tan hoang trên đất Hải Phòng sau khi không thực hiện được âm mưu di chuyển máy móc và tài sản.

Tháng 06/1955 Liên Hiệp công đoàn Thành phố cùng công nhân khôi phục lại sản xuất dưới hình thức Tập đoàn sản xuất tự cứu với 28 công nhân cùng với diện tích nhỏ hẹp. Đây là tập đoàn sản xuất đầu tiên của công nhân thành phố sau khi bộ đội ta tiếp quản.

Ngày 05/10/1955 tập đoàn được Sở công Thương Hải Phòng cấp giấy phép đăng ký sản xuất mang tên Tập đoàn sản xuất Duyên Hải do ông Huỳnh Tấn Minh phụ trách.

Việc tập đoàn sản xuất Duyên Hải được thành lập có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho sự ra đời của một nhà máy cơ khí lớn của ngành công nghiệp miền Bắc và những đóng góp to lớn cho ngành kinh tế quốc dân.

Mặc dù bước đầu khởi nghiệp đầy khó khăn nhưng chị em cán bộ công nhân viên vẫn kiên trì phấn đấu vượt khó khăn để sản xuất hằng năm cung cấp 5-6 tấn dụng cụ máy móc cho thành phố.

Đáng chú ý là đã vận hành lại máy tiện quả Rôtuyn (trước đây Đông Dương phải nhập sản phẩm này từ Pháp)

Năm 1957 nhà máy được đầu tư mở rộng thêm phân xưởng đúc 813m2 tăng thêm 10 máy móc. Tình hình sản xuất phát triển khá nhanh, uy tín của nhà máy lan rộng được nhiều nhà máy trên miền Bắc đặt hàng.

Tháng 06/1958 thành ủy và ủy ban hành chính thành phố quyết định nâng Tập đoàn sản xuất Duyên Hải lên cấp xí nghiệp Quốc doanh địa phương. Đến tháng 05/1959 nhà máy có 450 người. Cuối năm 1957 chi đoàn thanh niên được thành lập và năm 1953 chi bộ Đảng của nhà máy ra đời và gồm 15 Đảng viên.

Trong công cuộc kiến thiết miền Bắc nhà máy cơ khó Duyên Hải đang từng bước trở thành những đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp Thành phố và Trung ương.

Phong trào thi đua Sóng Duyên hải

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua, nhiều điển hình tiên tiến, trong đó tiêu biểu hơn cả là các điển hình: “Sóng Duyên Hải”, “Gió Đại Phong”, “Trống Bắc Lý”, “Cờ Ba nhất”…

Đầu năm 1960, hưởng ứng “Thi đua ái quốc”, phong trào phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động của Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng (nay là Công ty TNHH Nhà nước MTV Cơ khí Duyên Hải) được phát động mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn thể cán bộ, công nhân.

Trong hai tháng, 237 chỉ tiêu định mức lao động, kỹ thuật bị phá, năng suất lao động vượt từ 50 đến 610%, trình độ năng lực của cán bộ quản lý, kỹ thuật được tăng cường, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao.

Duyên Hải ngày ấy sôi động một cao trào thi đua chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp miền Bắc.

Thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản doanh nghiệp và chuẩn bị cho bước vào thực hiện kế hoặc 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ngành cơ khí chế tạo được coi là then chốt.

Trong những năm 1965 đến 1975, Nhà máy Cơ khí Duyên Hải phải gồng mình để duy trì sản xuất vượt qua những thử thách của hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Chính trong lúc gian khó, những người công nhân của Duyên Hải đã khẳng định được bản lĩnh của giai cấp công nhân trong sản xuất và chiến đấu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com