Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định.
Quy Nhơn là một trong những thành phố biển của nước ta hiện nay. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và con người thân thiện hiếu khách, du lịch Quy Nhơn cũng ngày càng phát triển mạnh.
Vị trí địa lý của Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam và địa phương cửa ngõ phía Nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý như sau:
– Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu – Phú Yên.
– Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước – Phù Cát.
– Phía Tây giáp với Tuy Phước – Vân Canh.
– Phía Đông giáp với biển Đông.
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13 độ 36 phút Bắc đến 13 độ 54 phút Bắc, từ 109 độ 6 phút Đông đến 109 độ 22 phút Đông.
Đặc điểm tự nhiên của Quy Nhơn
– Địa hình Quy Nhơn:
+ Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi, rừng nguyên sinh, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, Bầu Lác, Bầu Sen, hồ Sinh Thái, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo.
+ Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai tháng thủy hải sản và du lịch.
– Khí hậu Quy Nhơn:
Quy Nhơn là thành phố của tỉnh Bình Định, vì thế những đặc điểm khí hậu của Bình Định cũng là đặc điểm khí hậu của Quy Nhơn.
+ Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho sự phát triển của các loại cây nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 2628 độ C. Lượng mưa trung bình là 1700 đến 1800 mm.
+ Có các hệ thống sông lớn như sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thành cũng như các hệ thống sông thích hợp cho việc phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt.
+ Chiều dài bờ biển của Bình Định là 134 km, cảng biển nước sâu Quy Nhơn hội chạy qua tuyến đường này là huyết mạch phát triển kinh tế – xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây Nguyên và khu vực sông Cửu Long. Hành lang Đông Tây.
+ Bình Định có 03 cửa lạch lớn đó là Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn là nơi có nhiều loại hải sản và thủy sản quý giá. Thuận loại cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
+ Bình Định có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, bauxit, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng, hiện có gần 1350 ha đất nông nghiệp, 249.310 ha đất lâm nghiệp có rừng, hơn 150.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác phát triển nông – lâm nghiệp.
– Tài nguyên thiên nhiên tại Quy Nhơn:
+ Quy Nhơn được biết đến là một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên. Từ góc độ tài nguyên đất, có bán đảo Phương Mai với diện tích khoảng 100 km2, đầm titan rộng 50 km2 trong đó Quy Nhơn 30 km2 và Tuy Phước chiếm 20 km2.
+ Có hơn 30.000 ha rừng, khoáng sản quặng titan tại xã Nhơn Lý, đá granit nằm ở Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân có ngư trường lớn, đa dạng loài, nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
+ Đặc sản yến sào (thuộc lối ra Khánh Hòa), nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn dọc theo lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai đảm bảo cung cấp nước sạch cho thành phố Quy Nhơn.
Quy Nhơn có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?
– Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
+ Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây, Nhơn Bình, Quang trung, Nhơn Phú, Thi Nai, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Diệu.
– Và xã, bao gồm:
+ Nhơn Châu.
+ Nhơn Hải.
+ Nhơn Hôi.
+ Nhơn Lý.
+ Phước Mỹ.
Quy Nhơn thuộc miền nào?
– Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định.
– Bình Định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Các tỉnh giáp với Bình Định bao gồm:
+ Phía Bắc giáp với tỉnh Quãng Ngãi.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Phú Yên.
+ Phía Tây giáp với tỉnh Gia Lai.
+ Phía Đông giáp với biển Đông.
Do đó, Quy Nhớn thuộc miền Trung của đất nước ta.
– Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của người Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn còn tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức thành thành phố vào năm 1986.
– Đến năm 1989, thì trở thành tỉnh lị của Bình Định cho đến hiện nay. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của mình, Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á và lọt top 20 điểm đến hàng đầu trên Thế giới năm 2020.
Như vậy, Đối với câu hỏi Quy Nhơn thuộc miền nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày những nội dung về điều kiện tự nhiên, tổ chức hành chính của Quy Nhơn. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.