Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…(gọi chung là cơ quan) hoặc giữa cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.
Mời quý độc giả tham khảo nội dung Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính ngắn gọn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.
Ngôn ngữ hành chính là gì?
Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…(gọi chung là cơ quan) hoặc giữa cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.
– Trình bày: Theo mẫu sẵn có có kết cấu nhất định.
– Từ ngữ: Lớp từ ngữ hành chính được dùng với dùng với tần số cao căn cứ, quyết định, trách nhiệm, hiệu lực…
– Kiểu câu: Mỗi dòng thường là một thành phần, một vế của câu cú pháp, được tách để nhấn mạnh.
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
– Tính khuôn mẫu:
Tính khuôn mẫu của phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện trong kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần.
+ Phần đầu: Gồm các thành phần như Quốc hiệu và tiêu ngữ; Tên cơ quan, tổ chức ban hành ra văn bản, số hiệu văn bản.
+ Phần chính: Nội dung chính của văn bản.
+ Phần cuối: Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan; nơi nhận.
– Tính minh xác
Văn bản hành chính được viết ra chủ yếu để thực thi do vậy cần phải rất minh xác. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.
+ Không dùng từ đa nghĩa, số liệu cụ thể, rõ ràng, lời khai chứng thực, chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy;
+ Không sửa chữa, tẩy xóa;
+ Nội dung của văn bản hành chính được soạn thảo theo các căn cứ pháp lý rõ ràng và thường được trình bày minh bạch thành các điều, khoản, chương, mục để người tiếp nhận lĩnh hội được chính xác và thi hành nghiêm túc.
– Tính công vụ
+ Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ, tính công vụ là tính chất công việc chung của cả cộng đồng hay tập thể.
+ Tính công vụ không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn thể hiện ở cả các phương tiện ngôn ngữ của văn bản.
+ Trong văn bản hành chính những biểu đạt tình cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa, các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ có tính ước lệ khuôn mẫu, ví dụ: Kính chuyển, kính mong, trân trọng kính gửi,…
+ Trong đơn từ của cá nhân khi muốn trình bày sự việc người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là biểu cảm. Ví dụ trong đơn xin phép nghỉ học của học sinh gửi thầy, cô giáo thì lời xác nhận của cha mẹ hoặc cơ sở y tế có giá trị hơn là những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm.
+ Sử dụng lớp từ toàn dân, tránh dùng từ địa phương, khẩu ngữ.
Soạn bài phong cách ngôn ngữ hành chính ngắn gọn
– Đọc các văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi từ đó rút ra các khái niệm văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính.
– Văn bản 1: Nghị định của Chính phủ, gần nghị là các văn bản của các cơ quan nhà nước: thông tư, nghị định, văn bản pháp luật, hiến pháp….
– Văn bản 2: Giấy chứng nhận một số thủ trưởng cơ quan nhà nước, giấy chứng nhận: giấy khai sinh, văn bằng, chứng chỉ…
– Văn bản 3: Đơn một số cơ quan Nhà nước, do Nhà nước quản lí. Gần với các văn bản: bản khai, báo cáo, biên bản…
Điểm giống và khác giữa các văn bản:
– Giống: Có tính pháp lí, giải quyết vấn đề mang tính hành chính, công vụ.
– Khác: Văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đối tượng khác nhau.
– Từ đó ứng dụng vào việc làm các bài tập và soạn thảo văn bản hành chính thông dụng.
– Kết quả cần đạt:
+ Nắm vững khái niệm ngôn ngữ hành chính và đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Có kĩ năng soạn thảo một số văn bản hành chính khi cần thiết.
Luyện tập
Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Các loại văn bản hành chính thường gặp: Biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ, quyết định khen thưởng, đơn xin làm thẻ thư viện…
Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (SGK, tr.172).
– Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu nhất định:
+ Phần đầu: Tiêu mục của văn bản
+ Phần chính: Nội dung văn bản
+ Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí…)
– Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ toàn diện, với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm.
– Về câu văn: theo kết cấu của văn hành chính (căn cứ…. Quyết định: Điều 1, 2, 3…). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng…
Câu 3 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản;
– Địa điểm và thời gian họp;
– Thành phần cuộc họp;
– Nội dung họp: Người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp;
– Chủ toạ và thư kí (người ghi biên bản), kí tên.