Sóc Trăng thuộc miền nào? 2023

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km. Sóc Trăng thuộc miền nào?

Sóc Trăng là một trong những tỉnh thành đang có tốc độ phát triển đáng mong chờ tại khu vực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những nội dung cơ bản liên quan đến tỉnh thành này.

Vị trí địa lý của Sóc Trăng

– Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu và Cà Mau.

– Tỉnh có vị trí tọa độ 9 độ 12 phút đến 9 độ 56 phút vĩ Bắc và 105 độ 33 phút đến 105 độ 23 phút kinh Đông, đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Đinh An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông, tỉnh Sóc Trăng có vị trí cụ thể như sau:

+ Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang.

+ Phía Tây Nam giáp với Bạc Liêu.

+ Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.

+ Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông.

– Những điểm cực của tỉnh Sóc trăng, cụ thể:

+ Điểm cực Đông tại An Thanh 3 – Cù Lao Dung.

+ Điểm cực Tây tại Vĩnh Quới – Ngã Năm.

+ Điểm cực Nam tại Lai Hoa – Vĩnh Châu.

+ Điểm cực Bắc nằm tại Xuân Hòa – Kế Sách.

Điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng

– Địa hình:

+ Sóc Trăng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có hình lòng chảo, cao độ của sông và biển Đông thấp dần vào trong, có khu vực thấp nhất ở phía Tây và Tây bắc, mặt bằng tuyệt đối, độ cao dao động từ 0.4 – 1.5 mét và độ dốc thay đổi từ khoảng 45 cm/km chiều dài.

+ Đất nền được đặc trưng bởi các cồn cát tương đối cao và sóng không đều xen kẽ giữa các vùng đất trũng nhiễm mặn và nhiễm phèn. Sớc Trăng được trang bị hệ thống kênh rạch lên xuống theo thủy triều hai lần trong ngày, mực nước triều dao động trung bình từ 0.4 mét đến 1 mét.

+ Thủy triều gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, đồng thời du khách sẽ làm được rất nhiều điều thú vị khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu về hệ sinh thái rừng tự nhiên.

– Khí hậu:

+ Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa, được chia thành mùa khô và mùa mưa.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 10, mùa khố từ tháng 11 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26.8 độ C, hiếm khi xảy ra bãi và lũ lụt.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.864 mm, chủ yếu vào các tháng 8, 9 và 10. Độ ẩm trung bình là 83%. Điều kiện khí hậu trên rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa và các loại cây trồng khác.

Tài nguyên thiên nhiên của Sóc Trăng

– Tài nguyên rừng:

Sóc Trăng có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 12.172 ha với các loại cây chính là tràm, giá, bần, dừa nước và vẹt phân bố ở hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú.

Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

– Tài nguyên đất:

+ Tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha, đất đai ở đây có thể chia thành sáu nhóm chính nhóm đất cát bao gồm các giống cát tương đối cao thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu. Nhóm đất phù sa thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các loại cây ăn quả đặc sản, nhóm đất giây ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ, nhóm đất mặn có thể chia ra làm nhiều loại đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sút, vạt, đước trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

+ Các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nhóm đất phèn trong đó chia ra làm hai loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nhóm đất nhân tác có vùng cung cấp sản lượng thóc quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến.

+ Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước.

– Tài nguyên biển:

+ Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với hai cửa sông lớn và sông Hậu đổ theo 02 con sống lớn Trần Đề – Định An và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm.

+ Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biến tổng hợp, thủy hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

– Tài nguyên nước:

+ Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống hai lần, mực triều dao động trung bình từ 0.4 mét đến 1 mét. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương mà còn mang lại nhiều điều kyd thú cho khách du lịch khi đến tham quan.

+ Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cùng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Sóc Trăng thuộc miền nào?

– Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong hạ lưu Nam sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng thuộc miền Nam nước ta.

– Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.

Như vậy, Sóc Trăng thuộc miền nào? Đã là câu hỏi được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh Sóc Trăng. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com