Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố, 02 thị xã và 08 huyện. Tiền Giang thuộc miền nào?
Tiền Giang là một tỉnh đang dần được phát triển về cả kinh tế và xã hội. Đây cũng là một miền đất hứa đối với các doanh nghiệp cũng như đối với nước nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những nội dung cơ bản về tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang thuộc miền nào?
– Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cũng như một tỉnh của Vùng kinh tế lớn phía Nam. Nó kéo dài hơn 120 km dọc theo bờ bắc sông Tiền.
– Trung tâm thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Nam và cách trung tâm Thành phố Cần Thơ 90 km về phía Đông Bắc.
Do đó, Tiền Giang thuộc miền Nam nước ta.
– Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố, 02 thị xã và 08 huyện và 172 đơn vị hành chính xã gồm 07 thị trấn, 22 phường và 143 xã.
Điều kiện tự nhiên tại Tiền Giang
– Đối với đất:
+ Đất của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu được đưa vào khai thác và sử dụng.
+ Hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn ây ăn trái chuyên canh của tỉnh, còn lại 19.4% là nhóm đất phèn và 14.6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn.
– Đối với địa hình:
+ Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên nhiên từ 0 m đến 1.6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0.8 m đến 1.1 m.
+ Toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.
+ Trên địa bàn còn có rất nhiều giống cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0.9 – 1.1 mét nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh.
– Đối với khí hậu:
+ Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.
+ Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 độ C đến 27.9 độ C. Với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình là 1.210 đến 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11.
– Khoáng sản:
+ Tại tỉnh có nhiều trữ lượng về khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu là than bùn, sét, trữ lượng cát trên sông và trữ lượng nước ngầm. Trong đó, các mỏ than bùn bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày từ 0 đến 0.7 mét trung bình là 0.3 mét.
+ Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông boeern, tuổi Holocen, có lớp phủ dày 0.2 – 3 mét, phân bố trên diện tích từ 02 – 03 km với chiều dày 15 – 20 m.
+ Trữ lượng tương đương 06 triệu m3. Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 09 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 02 – 17 km, rộng 300 – 800 mét, dày 2.5 đến 6.9 mét, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp.
+ Nước dưới đất trên phạm vi tỉnh có 03 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với quy mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen.
Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với những tỉnh thành nào?
Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với các tỉnh, cụ thể:
– Phía Đông Tiền Giang giáp với biển Đông.
– Phía Nam Tiền Giang giáp với tỉnh Bến Tre.
– Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
– Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các vùng kinh tế trọng điểm thuộc tỉnh Tiền Giang
– Trong định hướng phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm là:
+ Vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản, cùng các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá,…
+ Vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Vùng có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch , nơi hội tụ của ba vùng sinh thái như sinh thái mặn, ngọt gắn với sinh thái sông nước, cây ăn trái và sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười.
+ Vùng thành phố Mỹ Tho – Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
– Tiền Giang có nhiều ưu thế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tắc, giao lưu kinh tế – xã hội du lịch.
– Trên cơ sở xác định thế mạnh của từng vùng, Tiền Giang đã tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn (GAP) gắn với hệ thống tiêu thụ và phục vụ công nghiệp chế biến. An toàn thực phẩm đầu tư ổn định khoảng 60.000 ha đất trồng lúa để đảm bảo và xuất khẩu các mục tiêu bền vững.
– Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh là thế mạnh của Nhà nước như cây ăn quả, rau sạch. Công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng hơn nữa thế mạnh chăn nuôi để bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch đất canh tác, nâng cao năng suất, chăn nuôi một hướng bảo vệ môi trường bằng cách gắn kết chặt chẽ từng khâu đa dạng hóa đối tượng, chọn giống, bảo quản, chế biến và quản lý. Tập trung phát triển nuôi cá, tôm, vẹm, cá mòi và các loại hải sản có giá trị tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu trên vùng sông Tiền, các cồn và đồng bằng phù sa.
Như vậy, qua bài viết phía trên chúng tôi mong rằng quý bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi Tiền Giang thuộc miền nào? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thêm một số nội dung liên quan đến điều kiện tự nhiên cũng như vùng kinh tế tại tỉnh Tiền Giang.