Tỷ lệ bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách tương ứng ngoài thực địa, nó cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa, để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Bản đồ địa lý được sử dụng để thể hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Việc tìm hiểu về những kí hiệu, chú giải trên bản đồ sẽ phần nào giúp chúng ta có thể đọc và hiểu được những nội dung thể hiện trên bản đồ.
Tỉ lệ bản đồ là gì?
Tỷ lệ bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách tương ứng ngoài thực địa, nó cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa, để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Các loại tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ, tỉ lệ 1: 100 000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100 000 cm hay 1 000 m (1 km) trên thực tế.
Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn trên thước đều ghi số do độ dài tương ứng trên thực tế.
Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Những bàn đồ có tỉ lệ trên 1 : 200.000 là bản đồ tỉ lệ lớn. Những bản đồ có ti lệ từ 1 : 200.000 đến 1 : 1.000.000 là bản đồ ti lệ trung bình. Những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1.000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ.
Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ trên bản đồ
Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta cần thao tác như sau:
– Đo khảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ.
– Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ.
– Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa.
Ví dụ: độ dài đo được giữa hai điểm A và B trên tờ bản đồ có tỉ lệ 1: 15 000 là 5cm thì khoảng cách trên thực địa của hai địa điểm này là 750 m.
Biến đổi tỉ lệ trong phép chiếu Mercator
Tỉ lệ điểm Mercator là đồng nhất trên xích đạo do đường này là nơi tiếp xúc giữa hình cầu (Trái Đất) và hình trụ. Tỉ lệ biến đổi theo vĩ độ k =sec ∅. Vì sec ∅ tiến đến vô cực khi chúng ta càng đến gần các cực,bản đồ Mercator bị bóp méo cực độ ở các vĩ độ cao và do đó, phép chiếu này hoàn toàn không phù hợp với các bản đồ thế giới (trừ khi chúng ta xét đến việc định hướng và các rhumb line – là các đường mà chúng cắt qua tất cả các kinh tuyết với cùng một góc). Tuy nhiên, ở vĩ độ khoảng 25 độ, giá trị sec ∅ đạt khoảng 1,1 vì vậy Mercator là chính xác với sai số 10% trong một dải có độ rộng 50 độ có lấy xích đạo làm đường ranh giới. Các dải hẹp hơn thì độ chính xác tăng lên: một dải có độ rộng 16 độ (có xích đạo làm đường chính giữa) thì độ chính xác của phép chiếu nằm trong 1%.
Tiêu chí tiêu chuẩn đối với các bản đồ tỉ lệ lớn tốt là độ chính xác phải đạt tối thiểu 0.04%, tương ứng k = 1.0004. Vì sec ∅ đạt đến giá trị này tại ∅ = 1.62 độ. Do đó, tiếp tuyến Mercator có độ chính xác rất cao trong dải 3,24 độ lấy xích đạo làm trung tâm. Dải này theo phương bắc nam dài khoảng 360 km (220 mi). Trong dải này Mercator là rất tốt, có độ chính xác cao và bảo tồn được hình dạng do nó được bảo tồn góc. Các quan sát này cho phép phát triển các phép chiếu biến đổi Mercator mà theo đó kinh tuyến được xem ‘là xích đạo’ của phép chiếu do đó chúng ta có thể tạo ra một bản đồ có độ chính xác cao bên trong một khoảng cách hẹp của kinh tuyến đó. Các bản đồ như thế này là tốt đối với các quốc qua trải dài gần kinh tuyến (như Anh) và có một bộ gồm 60 bản đồ như thế này đã sử dụng phép chiếu UTM. Do đó, trong cả hai phép chiếu (dựa trên các ellipsoid khác nhau) các phương trình chuyển đổi tọa độ x và y và phương trình chuyển đổi hệ số tỉ lệ là các hàm phức tạo theo cả kinh tuyến và vĩ tuyến.