Vị trí địa lý Trung Quốc, Trung Quốc nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan.
Trung Quốc là nước láng giềng ở phía bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là một quốc gia chậm phát triển, gần đây Trung Quốc đạt được những thành tự kinh tế to lớn, chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Vị trí địa lý của Trung Quốc như thế nào?
Vị trí địa lý Trung Quốc
Trung Quốc nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan.
Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau Liên Bang Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì).
Khí hậu: Đa dạng, nhiệt đới ở phía nam ôn đới ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -28 độ C (ở phía bắc), 18 độ C (ở phía nam); tháng 7: 20 – 28 độ C. Lượng mưa trung bình: 2.000 mm (ở phía đông), 250 mm (ở phía tây).
Ý nghĩa vị trí địa lý của Trung Quốc
– Thuận lợi:
+ Lãnh thổ rộng lớn và trải dài theo chiều Bắc-Nam và Đông-Tây, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có (đất, rừng, biển, khoáng sản…)
– Khó khăn:
+ Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ lãnh thổ, quản lí các đơn vị hành chính.
+ Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây lãnh thổ.
+ Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền, vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp, dễ xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ.
+ Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
Trung Quốc có đường biên giới giáp với nước nào?
Trung Quốc có diện tích gấp 29 lần Việt Nam. Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam.
Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc
Địa hình chung: Cao và hiểm trở, 60% diện tích là núi cao trên 1000 m. Địa hình cao về phía Tây và thấp dần về phía Đông.
Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn đất không thể ở được.
Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất trên trái đất.
Sự rộng lớn của quốc gia này và sự cằn cỗi của vùng nội địa phía tây kéo theo những vấn đề quan trọng trong chiến lược phòng thủ.
Dù có nhiều bến cảng tốt dọc theo chiều dài bờ biển khoảng 18000 km nhưng định hướng truyền thống của đất nước không phải ra biển mà hướng về đất liền, để phát triển thành một quốc gia hùng mạnh với trung tâm ở Hoa Trung và Hoa Nam, vươn tới tận vùng đồng bằng bắc Hoàng Hà.
Trung Quốc cũng có cao nguyên Tây Tạng về phía Nam. Cao nguyên Tây Tạng là một cao nguyên rộng lớn với cao độ cao. Về phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng là các Sa mạc Gobi và Taklamakan, trải ra từ Cực Tây Bắc về phía Đông qua Mông Cổ.
Xét theo độ cao, Trung Quốc có ba bậc thấp dần từ tây sang đông. Phía tây có độ cao trung bình 4000 mét so với mực nước biển, được ví là nóc nhà thế giới. Khu Tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải thuộc vùng này.
Tiếp nối là vùng có độ cao trung bình 2000 mét so với mực nước biển bao bọc phía bắc và đông của cao nguyên Thanh Tạng. Các khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông và các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây ở phía bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu ở phía tây nam thuộc vùng cao thứ hai này.
Thấp nhất là vùng bình nguyên có độ cao trung bình dưới 200 mét ở phía đông bắc, đông và đông nam của vùng cao thứ hai nói trên. Các tỉnh còn lại của Trung Quốc thuộc vùng thấp này.
Kinh tế Trung Quốc
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-11949. Sau gần 30 năm xây dựng, phát triển với công cuộc đại nhaye vọt cách mạng văn hóa và các kêt hoạch 5 năm, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Từ năm 1978 Trung Quốc đã có quyết sách quan trọng, tiến hành hiện đại hóa, cải cách mở cửa đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển mới.
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Việc giữ ổn định xã hội và mở rộng ngoại giao buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Những năm qua Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình năm đạt trên 8%.