Vị trí địa lý Nhật Bản thuận lợi và khó khăn gì? 2023

Nhật Bản nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

Nhật Bản là quốc gia quần đảo nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập nhiên 50 của thế kỉ XX Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Vị trí địa lý Nhật Bản thuận lợi và khó khăn gì?

Đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara.

Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km

Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk.

Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai.

Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.

Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích, cá hồi,…)

Nhật Bản nằm tròn khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đớim mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão. Trên lãnh thổ hiện có hơn 80 núi lửa đang hoạt động và mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.

Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản, ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.

Vị trí địa lý Nhật Bản thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

– Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

– Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,…) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

– Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

– Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

– Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng…

Khó khăn:

– Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

– Thiên tai: bão, sóng thần,… 

– Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

Tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955-1973.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

– Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

– Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (Ví dụ: Thập niên 50 của thế kỉ XX tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niện 60- cho các ngành luyện kim, thập niên 70- cho giao thông vận tải,…).

– Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ thủ công.

Những năm 1973-1974 và 1979-1980 do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

Nhờ điều chỉnh được chiến lược phát triển nên đến những năm 1986-1990 tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại. Hiện nay Nhật Bản là nước đứng thú hai thế giới về kinh tế, tài chính.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com