Quy trình, thủ tục và cách xuất hóa đơn áp dụng giảm thuế GTGT xuống còn 8% trong năm 2023 theo Nghị quyết 43/2023/QH15 & Nghị định 15/2023/NĐ-CP thế nào để các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện dễ hiểu, thuận lợi nhất? LVN Group sẽ giải thích ngay sau đây các bạn ! !
Cách tính giảm thuế trên hóa đơn trực tiếp mới nhất
1. Quy trình, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT năm 2023 theo Nghị quyết 43/2023/QH15 là thế nào ?
Bước 1: Xác định đối tượng được áp dụng giảm thuế GTGT
Trước hết, cơ sở kinh doanh cần xác định ngay các hàng hóa, dịch vụ của mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15 được không để thực hiện xuất hóa đơn với đúng mức thuế suất quy định kể từ ngày 01/02/2023.
- Đối tượng được giảm thuế: Là những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng 2 điều kiện dưới đây:
– Đang áp dụng mức thuế suất VAT trước đó là 10%
– Không thuộc những nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2023/NĐ-CP.
- Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 8% kể trên thì áp dụng mức thuế bình thường trước đó.
Bước 2: Xác định mức giảm và thời gian giảm thuế GTGT
Tiếp đó, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần xác định và hiểu rõ về mức thuế mà hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh sẽ được áp dụng dựa theo phương thức tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp.
Bước 3: Lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế GTGT
Ngày 20/06/2023, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 41/2023/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2023/N-CP về chính sách giảm thuế GTGT 2023.
Trước đó, quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2023/NĐ-CP về việc các cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho từng mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% nhận được nhiều phản ánh là gây ra nhiều bất cập, khó khăn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Vì vậy, theo sửa đổi và bổ sung tại Điều 2, Nghị định số 41/2023/NĐ-CP quy định: Không phải lập riêng hóa đơn cho hàng hóa được giảm thuế GTGT trong năm 2023.
- Ví dụ minh họa về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2023:
Công ty A đang kinh doanh khách sạn (ngành dịch vụ lưu trú), tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và có tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu là 5% (Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính). Vì vậy, công ty A thuộc đối tượng được áp dụng mức giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2023 và khi công ty A xuất hóa đơn bán hàng với giá 30 triệu thì công ty sẽ ghi hóa đơn như sau:
– Tại cột “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi “Dịch vụ lưu trú”
– Tại cột “Thành tiền”: Ghi số tiền chưa giảm thuế: 30.000.000đ
– Tại hàng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi số tiền đã giảm thuế là: 29.700.000đ**
Đồng thời ghi chú xuống dòng dưới: “Đã giảm 300.000đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2023/QH15”
– Diễn giải chi tiết số tiền đã giảm thuế theo trường hợp ví dụ minh họa trên:
- Mức thuế GTGT phải nộp của công ty A cho hóa đơn 30tr là: 30.000.000đ x 5% = 1.500.000đ
- Số tiền thuế GTGT được giảm 20% là: 1.500.000đ x 20% = 300.000đ
- Số tiền phải thanh toán cuối cùng của hóa đơn này là: 30.000.000đ – 300.000đ = 29.700.000đ
Bài viết trên đây LVN Group đã giải thích rõ về những nội dung liên quan đến Cách tính giảm thuế trên hóa đơn trực tiếp mới nhất . Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích nhất gửi đến quý bạn đọc !