Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người. Dân cư châu phi tập trung đông đúc ở?
Câu hỏi:
Dân cư châu phi tập trung đông đúc ở?
B. Hoang mạc Xa-ha-ra.
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam
D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Đáp án đúng C.
Dân cư châu phi tập trung đông đúc ở vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam, dân cư châu Phi phân bố rất không đều, nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, ca ỉa-ha-ri …
Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng
Sơ lược lịch sử
Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin.
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, người da đen ờ châu Phi bán sang châu Mĩ làm nô lệ. Trong gần ba thế kỉ, chúng đã cướp đi của châu Phi khoảng 125 triệu người.
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, gần như toàn bộ châu Phi bị xâm chiếm làm thuộc địa. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm các nước châu Phi trong nghèo nàn, lạc hậu.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các nước châu Phi đã giành được độc lập và thuộc nhóm các nước đang phát triển.
– Phân bố rất không đều.
– Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn.
– Thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm,…
Bùng nổ dân số
Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, ca ỉa-ha-ri … Trong khi đó, hầu hết vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam c châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin, dân cư tập trungrất đông.
– Tổng dân số: Châu Phi có 818 triệu dân (2001) chiếm 13,4% thế giới.
– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: Cao nhất thế giới > 2,4 %.
– Tập trung ở các nước khu vực Trung Phi: Ê-ti-ô-pia, Tan-đa-ni-a, Ni-giê-ri-a,…
Xung đột tộc người
– Thực trạng: Châu Phi là một châu lục có nền kinh tế – xã hội kém phát triển.
– Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS.
+ Sự can thiệp của nước ngoài.