Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500m đến 1000m so với mực nước biển.
Câu hỏi:
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là?
B.Đỉnh tròn, sườn thoải.
C.Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
D.Thích hợp trồng cây công nghiệp.
Đáp án đúng C.
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, đồng bằng có độ cao từ 200m đến 500m gọi là đồng bằng cao, đồng bằng có hai nguồn gốc hình thành là bóc mòn và bồi tụ.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
– Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi:
+ Núi thấp: Dưới 1000m.
+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m.
+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.
– Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.
+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.
+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
Đồng bằng
– Đồng bằng là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.
– Đồng bằng có độ cao từ 200m đến 500m gọi là đồng bằng cao.
– Đồng bằng có hai nguồn gốc hình thành chính là bóc mòn và bồi tụ:
+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.
+ Đồng bằng bồi tụ có thể do phù sa sông, cũng có thể do phù sa biển.
Cao nguyên
– Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500m đến 1000m so với mực nước biển.
– Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.
Địa hình cacxtơ và các hang động.
– Địa hình cacxtơ:
+ Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
+ Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hình thành do nước thấm xuống kẽ khe khoét mòn đá tạo thành các hang động dài và lớn.
– Hang động:
+ Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch.
+ Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc.
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…