Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng), tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.
Câu hỏi:
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở?
B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C. Tế bào mầm sinh dục
D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Đáp án đúng B.
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng), tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.
Giải thích lý do chọn đáp án B:
Giảm phân là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục thời kì chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng), tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu. Quá trình giảm phân gồm 2 giai đoạn liên tiếp nhau là giảm phân I và giảm phân II, mỗi lần phân chia gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Giảm phân I:
1/ Kì đầu I
– NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động.
– Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng ⟶ xoắn lại.
– Thoi vô sắc được hình thành.
– NST tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở tâm động.
– Trong quá trình bắt đôi và tách nhau, các NST tương đồng trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.
– Màng nhân và nhân con biến mất.
2/ Kì giữa I
– Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng.
– Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.
3/ Kì sau I
– Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào.
4/ Kì cuối I
– Ở mỗi cực, NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất và tế bào chất phân chia.
– Tạo thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n NST kép).
Giảm phân II
1/ Kì đầu II
– Không có sự nhân đôi của NST. Các NST co xoắn lại.
2/ Kì giữa II
– Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.
3/ Kì giữa II
– Các nhiễm sắc tử tách nhau tiến về 2 cực của tế bào.
4/ Kì cuối II
– Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia.
– Ở động vật:
+ Con đực: 4 tế bào đơn bội ⟶ 4 tinh trùng.
+ Con cái: 4 tế bào đơn bội ⟶ 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng.
– Ở thực vật: Các tế bào con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn.