Hợp đồng đặt cọc mua bán công ty [Chi tiết 2023]

Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phổi cho bên nhận chuyển nhượng, dẫn đến bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

Hợp đồng đặt cọc mua bán công ty

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vì vậy, về bản chất, Hợp đồng đặt cọc chính là một dạng thỏa thuận nhằm để ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác.

Trên thực tiễn, người dân có thể đặt cọc để mua bán nhà, mua bán đất, mua bán hàng hóa hoặc đặt cọc để thuê nhà… Mặc dù không có quy định nào yêu cầu các bên phải đặt cọc, tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện thỏa thuận, hợp đồng khác, các bên vẫn thường xuyên sử dụng Hợp đồng đặt cọc, nhất là trong các Hợp đồng mua bán bất động sản.

2. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Nhưng, để đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng này, việc công chứng, chứng thực là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bởi, trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp, hợp đồng công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu.

3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Mặt khác, Điều 407 quy định:

1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Vì vậy, Hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu nếu không đáp ứng được các điều kiện trên.

Thứ nhất, chủ thể của Hợp đồng đặt cọc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không tự nguyện tham gia ký kết Hợp đồng đặt cọc hoặc Hợp đồng chính.

Thứ hai, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo (nhằm che giấu một hợp đồng khác); do nhầm lẫn; hoặc do bị lừa dối, cưỡng ép.

Thứ tư, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được…

4. Mức phạt cọc được quy định thế nào?

Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi không thực hiện đúng thỏa thuận, Hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ điều này, khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Vì vậy:

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Ví dụ: A ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán đất cho B với số tiền 100 triệu đồng. Nếu A và B không có thỏa thuận và A không bán đất cho B nữa, A phải trả lại cho B 100 triệu và bị phạt cọc thêm 100 triệu đồng. Nếu B không mua đất sẽ bị mất 100 triệu đồng đã cọc.

5. Mẫu Hợp đồng đặt cọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CÔNG TY

 

BÊN ĐẶT CỌC: (Bên A)

Ông (Bà)/Công ty:……………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số: ……………..

Do …………………………………. cấp ngày……………..

Hộ khẩu thường trú/trụ sở:………………………………………………

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC: (Bên B)

Ông (Bà)/Công ty: ……………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số:……………..

Do đơn vị …………………. cấp ngày……………..

Hộ khẩu thường trú/trụ sở:………………………………………….

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc mua bán công ty ………. với các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Tài sản đặt cọc

(Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc: nếu là tiền số tiền là bao nhiêu, mệnh giá thế nào, nếu là vàng bạc hoặc kim khí quý khác thì nêu rõ số lượng, cân nặng, hình dáng……)

Điều 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày …………….. đến ngày ………

Điều 3: Mục đích đặt cọc

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán công ty ………….

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A

Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
  2. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
  3. c) Các thỏa thuận khác …

Bên A có các quyền sau đây:

  1. a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B

Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  2. b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  3. c) Các thỏa thuận khác …

Bên B có các quyền sau đây:

  1. a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  2. b) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 6: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo hướng dẫn của pháp luật.

ĐIỀU 7: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và trọn vẹn tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

Các cam đoan khác…

ĐIỀU 8: Điều khoản cuối cùng

Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày…/…/…/; Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ… bản.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com