Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân [ 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân [ 2023]

Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân [ 2023]

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, các doanh nghiệp hình thành lên từng ngày. Trao đổi, buôn bán kinh doanh được đẩy mạnh. Mua bán từ những mặt hàng nhỏ cho đến lớn như cả công ty. Vậy nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân có gì?? Hãy cùng LVN Group theo dõi nội dung trình bày dưới đây.

Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân [ 2023]

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp theo tên tiếng anh là là Mergers and Acquisitions (được viết tắt là M&A). Nhằm nói đến các hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp. M&A nói đơn giản là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân mới.

Đây được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Thông thường các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ. Khi nhìn thấy được tiềm năng, khó khăn tài chính công ty nhỏ thì tập đoàn lớn sẽ mua lại. Từ đó, công ty đã bị mua lại sẽ không còn tồn tại. Nó có thể chỉ là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua. Hoặc cá nhân cũng có thể thực hiện mua lại doanh nghiệp. Chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển.

Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp do các bên mua bán doanh nghiệp thỏa thuận, có thể kể đến những nội dung cơ bản sau:

– Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp (toàn bộ tài sản, tư cách pháp lý của doanh nghiệp) hay cổ phần, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp;

– Thỏa thuận về giá mua bán doanh nghiệp: Giá mua bán doanh nghiệp do các bên tự xác định hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Giá mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 12 Nghị định số 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

– Thỏa thuận về thời gian và phương thức thanh toán

– Thỏa thuận về quyền kế thừa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được mua bán

Bên bán doanh nghiệp có thể chuyển giao cho bên mua những quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, quyên tiếp tục kinh doanh những ngành nghề của doanh nghiệp được bán, những quyền, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đối với người thứ ba. Đó có thể là quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các đơn vị, tổ chức nhà nước có thẩm quyền…

Đặc biệt, bên mua doanh nghiệp thường quan tâm đến các khoản nợ của doanh nghiệp mục tiêu và xác định trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về bên mua hay bên bán. Vì vậy, trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận rõ: những quyền và nghĩa vụ được chuyển giao; những quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao sẽ do bên nào tiếp tục thực hiện; bên nào có trách nhiệm thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu thể hiện trong các văn bản pháp luật khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được mua là loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc các loại hình doanh nghiệp khác. Căn cứ:

* Quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó thì sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

* Quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ.

* Đối với trường hợp mua bán các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nguyên tắc chủ yếu của việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản; những quyền, nghĩa vụ khác được phép chuyển giao trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ dựa trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán, đồng thời phải tuân thủ các quy định tại mục 5 phần thứ ba (Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) tại Bộ luật Dân sự (2015).

Tại Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 56Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định quyền của chủ nợ trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thủ tục mà người mua, người bán doanh nghiệp phải thông báo cho chủ nợ về việc mua bán doanh nghiệp và việc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho bên mua.

Tương tự như quy định của Nga, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa các bên mua bán doanh nghiệp. Mặt khác, Bộ luật Dân sự của Đức còn quy định về nghĩa vụ của bên mua, bán doanh nghiệp với người lao động của doanh nghiệp: KHỐI

– Quyền thỏa thuận thời gian chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp và thời gian thương vụ mua bán doanh nghiệp hoàn tất. B Trừ những quy định tương đối chi tiết về thời hạn chuyển giao doanh nghiệp và quyền sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cho bên mua, pháp luật Việt Nam không có quy định định hướnvề thời gian chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp.

– Thỏa thuận về trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng, vi phạm pháp luật liên quan đến mua bán doanh nghiệp.

– Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

– Các thỏa thuận khác như thời gian hiệu lực của hợp đồng, thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng….

Phòng tránh rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

Xác định chủ thể có quyền bán và mua doanh nghiệp 

* Chủ thể có quyền bán doanh nghiệp là các chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Nếu là doanh nghiệp một chủ thì chính chủ sở hữu đó có toàn quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân mà không cần bàn bạc với ai. Ví dụ: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác.

Khi xem xét thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty hợp danh, công ty cổ phần, các nhà đầu tư cần lưu ý tới quy định pháp luật hiện hành để xác định chủ thể có quyền quyết định bán một phần công ty hợp danh, một phần công ty cổ phần chính là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông có quyền biểu quyết của công ty cổ phần bởi vì:

Công ty hợp danh theo hướng dẫn của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải có thành viên hợp danh, thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Vì vậy, các cá nhân có dự định mua lại một phần công ty hợp danh phải mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới và lúc đó, họ mới có quyền quản lý công ty hợp danh.

Đối với công ty cổ phần có thể có các cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức nhưng các cổ đông này không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Cổ động phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới được tham dự Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết thông qua những vấn đề cần thiết của công ty. Cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác.

Tuy nhiên, với tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức thì bên nhận chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không thể tham gia bộ máy quản trị và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ động phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đến một tỷ lệ chi phối đủ để kiểm soát được công ty được coi là mua lại một phần công ty cổ phần.

 

Trên đây, LVN Group đã giúp bạn nghiên cứu nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình nghiên cứu, nếu có câu hỏi câu hỏi xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật LVN Group để được trả lời !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com