Chữ số Ả rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của người Ấn Độ cổ đại.
Câu hỏi: Chữ số Ả rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của
A. người Ai cập cổ đại.
C. người La Mã cổ đại.
D. người Ấn Độ cổ đại.
Đáp án đúng D.
Chữ số Ả rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của người Ấn Độ cổ đại.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Không chỉ phát triển rực rỡ về mặt nghệ thuật mà Ấn Độ còn còn biết đến là nơi có nền khoa học tự nhiên phát triển về các mặt thiên văn, toán học, vật lý…
Về thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
Về toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.
Về Vật lý, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỷ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “…trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”.