Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.
Câu hỏi:
Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là?
B.Đầu hàng giặc
C.Chủ động tiến công để phá thế mạnh của quân Tống
D.Liên kết với Cham-pa
Đáp án đúng C.
Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là chủ động tiến công để phá thế mạnh của quân Tống, ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
– Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chính, xã hội trong nước .
– Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.
– Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng.
– Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.
Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.
– Sự chuẩn bị
+ Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội.
+ Tập luyện, sẵn sàng chiến đấu
+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Cham-pa.
– Chủ trương: Tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.
– Diễn biến
+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
+ Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
– Kết quả: Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
– Ý nghĩa:
+ Tống suy yếu, bị động, lúng túng
+ Củng cố tinh thần của nhân dân.