Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài 2023

Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là sông Gianh.

Câu hỏi: Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài

A. Sông Gianh

C. Sông La

D. Sông Bến Hải

Đáp án đúng A.

Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là sông Gianh.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước là:

– Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).

– Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.

– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

– Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. ⇒ Xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn.

– Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ và không phân được thắng bại, đành gảng hòa, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong.

⇒ Đất nước bị chia cắt.

Tiến trình chia cắt đất nước:

– Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc – Bắc Triều.

– Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

– Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).

– Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

– Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

– Bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

– Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài với chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”, vua Lê chỉ danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên thực tế quyền hành thuộc về chúa Trịnh.

– Bộ máy chính quyền ở Đàng Trong lúc đầu chỉ là chính quyền ở địa phương, đến giữa thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương, nhưng cũng chưa được hoàn chỉnh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com