Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là?
Câu hỏi:
Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là?
B. nhà nước thực hiện chế độ quân điền
C. nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu
D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất
Đáp án đúng B.
Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là nhà nước thực hiện chế độ quân điền, lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, bên cạnh đó nhà nước còn giảm tô thuế, bớt sưu dịch, khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng
Các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nông dân khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa, các thế lực căn cứ cũng tranh giành lẫn nhau, nhà Hán lung lay rồi sụp đổ. Trung Quốc lại bước vào thời kì loạn lạc kéo dài.
Sau mấy thế kỉ rối ren. Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 – 907).
Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quán điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung. điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt., đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.
– Nông nghiệp:
+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.
– Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
– Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.