Đột biến điểm thường diễn ra ở một chuỗi đơn của gen trong quá trình nhân đôi ADN, nếu đột biến trên chuỗi đơn được tế bào nhận biết và sửa chữa ngay, thì sự lắp ráp nuclêôtit không bị nhầm lẫn và nhân đôi ADN diễn ra bình thường, tạo ra ADN bình thường.
Đột biến gen là những thay đổi vĩnh viễn trong trình tự ADN tạo nên gen mới sao cho đoạn trình tự này khác so với đoạn trình tự mà phần đông mọi người có. Các dạng đột biến điểm gồm?
Câu hỏi: Các dạng đột biến điểm gồm nhưng nội dung nào sau đây.
B. Mất, thêm 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
C. Mất, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
D. Thêm, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
Đáp án đúng A.
Các dạng đột biến điểm gồm mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotit, đột biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp nuclêotit đột biến điểm thường diễn ra ở một chuỗi đơn của gen trong quá trình nhân đôi ADN, đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêotit,
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A do:
Đột biến điểm thường diễn ra ở một chuỗi đơn của gen trong quá trình nhân đôi ADN. Nếu đột biến trên chuỗi đơn được tế bào nhận biết và sửa chữa ngay, thì sự lắp ráp nuclêôtit không bị nhầm lẫn và nhân đôi ADN diễn ra bình thường, tạo ra ADN bình thường. Trường hợp này, đột biến ban đầu gọi là tiền đột biến.
Các dạng đột biến điểm gồm:
– Dựa vào hậu quả dịch mã: Các đột biến điểm được phân chia thành ba dạng chính.
+ Đột biến câm: Đột biến điểm xảy ra ở một bộ ba mã hoá, nhưng amino acid tương ứng không thay đổi.
+ Đột biến vô nghĩa: Đột biến điểm xảy ra ở một bộ ba mã hoá, làm bộ ba này thay đổi thành mã kết thúc chấm dứt dịch mã.
+ Đột biến sai nghĩa: Đột biến điểm xảy ra ở một bộ ba mã hoá, làm amino acid tương ứng thay đổi thành amino acid khác.
– Dựa vào nội dung đột biến: Nếu dựa vào kiểu nucleotit biến đổi ở đột biến điểm, thì phân chia thành ba dạng.
+ Đột biến thế: Một (hoặc một cặp) nuclêôtit bị thay thế bởi một (hoặc một cặp) nuclêôtit khác.
+ Đột biến thêm: Một (hoặc một cặp) nuclêôtit được thêm (chèn) vào vị trí nào đó trong chuỗi (hoặc cặp chuỗi) pôlinuclêôtit.
+ Đột biến mất: Một (hoặc một cặp) nuclêôtit ở vị trí nào đó trong chuỗi (hoặc cặp chuỗi) pôlinuclêôtit bị mất đi (bị xoá khỏi chuỗi).
Hai dạng sau cùng thường gọi chung là đột biến thêm bớt, rất hay gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống sinh vật, do các cođon bị thay đổi hàng loạt kể từ vị trí đột biến.
– Dựa vào kiểu chuyển đổi base ở dạng đột biến thế
Khi đột biến điểm dạng thế làm một base này bị thay bằng một base nitơ khác, thì phân chia thành: thế cùng kiểu (transitions) và thế khác kiểu (transversions). Các thuật ngữ và dạng này do Ernst Freese đưa ra từ năm 1959.
+ Trong đột biến thế cùng kiểu (transitions), thì base nitơ cùng nhóm (purin hoặc pirimiđin) thay thế cho nhau, như A thay thế cho G hoặc ngược lại (chữ đỏ và mũi tên đỏ ở hình trên).
+ Trong đột biến thế khác kiểu (transversions) thì base nitơ khác nhóm thay thế nhau, như G thay thế vào vị trí của T.