Đồng bằng nước ta chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ được chia thành hai loại: Đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.
Câu hỏi:
Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của?
B. Sông
C. Thuỷ triều
D. Rừng ngập mặn
Đáp án đúng B.
Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của sông do tác dụng bồi tụ phù sa sông trên vịnh biển nông, rộng, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn ở nước ta.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B do:
Đồng bằng nước ta chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ được chia thành hai loại: Đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.
– Đồng bằng châu thổ sông: Gồm đồng bằng sống Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
+ Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình đã được con người khai phá từ lâu đời và biến đổi mạnh mẽ. Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn kilomet vuông, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông năng lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa gồm các khu ruộng cao bạc mùa và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê hằng năm được bồi phù sa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công.
Khác với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn, diện tích khoảng 40 nghìn kilomet vuông, địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập trên diện rộng cong về mùa cạn nước triều lấn mạnh.
Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,..là những nơi chưa được bồi lấp xong.
– Đồng bằng ven biển: Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn kilomet vuông, biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.