Nhật Bản là một quốc gia có dân số đông (năm 2019 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 trên thế giới với 127.185.332 dân), tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và đang có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2017 tốc độ gia tăng dân số xuống đến -0,22%).
Nhật Bản là một nước tuy nghèo tài nguyên khoáng sản và hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai nhưng Nhật Bản vẫn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nhân tố có tính quyết định đến kinh tế của Nhật Bản đó chính là dân cư. Vậy đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là gì? Yếu tố dân cư tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có dân số đông (năm 2019 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 trên thế giới với 127.185.332 dân), tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và đang có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2017 tốc độ gia tăng dân số xuống đến -0,22%). Mật độ dân số của Nhật Bản cao và sống tập trung ở các thành phố ven biển vì nơi đây có các điều kiện để phát triển kinh tế.
Dân cư của Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.
Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao trên thế giới và một trong các bí kíp sống thọ của họ là ăn nhiều cá, đặc biệt là cá biển. Người dân Nhật Bản thì có đặc tính rất cần cù, tự giác và trách nhiệm. Ở Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa xếp hàng mà nhiều quốc gia trên thế giới phải học hỏi. Chính những đặc điểm này là động lực quan trọng của nền kinh tế, giúp nâng cao năng suât lao động và phát triển kinh tế đất nước.
Vị trí địa lý và lãnh thổ của Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở phía đông bắc của khu vực Châu Á, tiếp giáp với Thái Bình Dương (ở phía đông nam), biển Nhật Bản (ở phía tây) và biển Ôkhốt (ở phía bắc). Lãnh thổ Nhật Bản có hình dạng vòng cung gồm bốn đảo lớn (lớn nhất là Hôn – su) và hàng nghìn đảo nhỏ.
Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.
Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,….
Địa hình ở Nhật Bản
Nhật Bản địa hình chủ yếu là đồi núi cao tập trung chủ yếu ở đảo Hôn – su. Núi Phú Sĩ là núi cao nhất ở Nhật Bản với độ cao 3776m, ngoài ra Nhật Bản còn nổi tiếng với núi lửa Aso. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp chiếm diện tích nhỏ. Đường bờ biển dài do tiếp giáp bốn bên là biển, trong đó đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh và có nhiều vũng, vịnh.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.
Khí hậu Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia mang khí hậu gió mùa, mưa nhiều và đặc biệt với một quốc gia hẹp ngang, kéo dài với nhiều quần đảo thì Nhật Bản có sự phân hóa về khí hậu. Phía bắc của Nhật Bản có khi hậu ôn đới, mùa đông kéo dài và có xuất hiện tuyết rơi. Phía nam của Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, thường có mưa to và bão. Bão Jebi (2018) là một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất đã đổ bộ vào Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề ở vùng Kansai khiến cho đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Khí hậu phân hóa đã dạng đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng và vật nuôi từ đó góp phần phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ở Nhật Bản cũng có rất nhiều thiên tai từ khí hậu như tuyết rơi ở phía bắc hay ở phía nam có nhiều bão gây ra khó khăn trong phát triển nông nghiệp và kinh tế chung của cả nước.
Khoáng sản và sinh vật của Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.
Tỷ lệ che phủ rừng ở Nhật Bản rất cao và sinh vật phong phú góp phần phát triển ngành du lịch cũng như ngành lâm nghiệp ở quốc gia này.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đếnđặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là gì? Yếu tố dân cư tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.