Trong thời kỳ Tần Hán ở Trung Quốc đặc điểm nổi bật nhất là chế độ phong kiến được hình thành và bước đầu được củng cố.
Trung Quốc dưới thời tần hán là giai đoạn đầu tiên của chế độ phong kiến mới được xác lập, hình thành. Trong giai đoạn này, có rất nhiều đặc điểm nổi bật thể hiện quyền của các giai cấp trong xã hội phong kiến. Vậy, Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần Hán ở Trung Quốc là gì? Quan hệ sản xuất và các chính sách của nhà Tần Hán được thể hiện như thế nào?
Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần Hán ở Trung Quốc là gì?
Trong thời kỳ Tần Hán ở Trung Quốc đặc điểm nổi bật nhất là chế độ phong kiến được hình thành và bước đầu được củng cố.
Giai đoạn trước khi phong kiến được xác lập, Trung Quốc đang nằm trong tình trạng là các nước nhỏ thường xuyên có các cuộc giao tranh lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng và thôn tính lẫn nhau. Chính vì vậy, năm 221 trước công nguyên nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng và nhà tần đã tồn tại từ năm 221 trước công nguyên đến năm 206 trước công nguyên.
Tần Thủy Hoàng dùng pháp luật và những vật trừng trị để cai trị đất nước. Từ chính sách này đã gây ra nhiều mẫu thuẫn ở trong xã hội và những cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Năm 206 trước công nguyên, cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng đã làm sụp đổ nhà tần. Trên cơ sở đó, Lưu Bang đã lập ra nhà Hán tồn tại từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên.
Quan hệ sản xuất phong kiến thời Tần Hán
Dưới thời kỳ nhà tần, lực lượng quý tộc do chiếm hữu được nhiều ruộng đất tư vì vậy để phát triển trở thành giai cấp địa chủ. Lực lượng nông dân công xã cũng bị phân hóa mạnh thành ba bộ phận gồm bộ phận nông dân giàu sở hữu nhiều ruộng đất trở thành giai cấp địa chủ, bộ phân nông dân tự canh giữ lại được một chút ruộng đất tự cày cấy, sản xuất và bộ phận nông dân nghèo không có ruộng đất để cày cấy, sản xuất, phải thuê mượn ruộng đất của địa chủ, nộp tô ruộng đất cho địa chủ trở thành nông dân lĩnh canh.
Như vậy, quan hệ sản xuất phong kiến đã xác lập một mối quan hệ bóc lột mới giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh về địa tô thay thế cho quan hệ bóc lột cũ trong xã hội cổ đại là quan hệ giữa quý tộc và nông dân công xã.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Tần Hán
Bộ máy nhà nước thời kỳ Tần Hán như sau: Ở trung ương: đứng đầu là Hoàng đế, giúp việc cho hoàn đế bao gồm quan văn (đứng đầu là thường tướng) và quan võ (đứng đầu là thái úy). Ở địa phương chia thành các quận (đứng đầu là thái thú) và các huyện (huyện lệnh). Như vậy, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền chính thức được xác lập.
Để thể hiện uy quyền của mình Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng hệ thống lăng mộ ở phía bắc núi Lệ Sơn tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Đồng thời, Tần Thủy Hoàng cũng cho xây dựng Vạn lý trường thành, đây là công trình được coi là biểu tượng về lịch sử và văn hóa của nhân loại ngày nay
Chính sách đối ngoại thời kỳ Tần Hán
Khi bước vào thời kỳ phong kiến, nhà Tần Hán đã tiến hành hàng loạt các chính sách xâm lược ra bên ngoài để mở rộng lãnh thổ, trong đó có xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ. Lãnh thổ từ thời nhà tần sang thời nhà hán được mở rộng ra và có một phần lãnh thổ xâm chiếm của An Nam.
Dưới thời kỳ này, nhà Hán đã xác lập được thời kỳ thống trị 1000 năm đô hộ đối với dân tộc Việt Nam. Dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ trong thời kỳ này đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại thái thú Tô Định của nhà Hán. Hai bà đã phất cờ khởi nghĩa và dành quyền tự chủ trong hai năm, sau đó đã bị Mã Viện đưa quân trở lại và cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp thất bại.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Đặc điểm nổi bật nhất của thời tần hán ở trung quốc là gì? Quan hệ sản xuất và các chính sách của nhà tần hán được thể hiện như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.